Thông báo tình hình SVGH 7 ngày số 08 năm 2022

Thứ năm - 03/03/2022 04:46 424 0
BÁO CÁO
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng 7 ngày
(từ ngày 24 tháng 2  đến ngày 02 tháng 3 năm 2022)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết: Nhiệt độ trung bình: 20,50C, cao nhất: 260C, thấp nhất: 140C. Độ ẩm trung bình: 75 – 85%. Trong kỳ ngày trời nắng, đêm và sáng sớm có sương mù.
2. Tình hình cây trồng
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 91.647 ha. Nhìn chung lúa phục hồi sinh trưởng phát triển tốt sau rét đậm rét hại kéo dài.
- Cây ngô vụ Xuân: Tổng diện tích gieo trồng 14.264 ha, ngô đang ở thời kỳ cây con đến xoắn nõn, cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Cây lạc: Tổng diện tích gieo trồng 9.384 ha, giai đoạn mọc mầm đến phân đâm tia, nhình chung cây phục hồi sinh trưởng tốt sau đợt rét đậm kéo dài.
- Cây rau: Tổng diện tích gieo trồng  9.384 ha cây sinh trưởng phát triển tốt
- Cây có múi: Tổng diện tích trên 9.000 ha, thời kỳ lộc xuân, ra hoa.
- Các cây trồng khác như: Cây chè 10.567 ha, thông 27.000 ha, keo 140.000 ha,...
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU 
1. Cây lúa: 
- Ốc bươu vàng: Tổng diện tích nhiễm giảm xuống còn 78,3 ha, tập trung tại các huyện TP Vinh, Quỳ Hợp, Diễn Châu .... Mật độ nơi cao 3 - 5con/m2, cục bộ 7 – 10 con/m2. Tổng diện tích đã phòng trừ được trên 36 ha.
- Chuột: Tổng diện tích nhiễm trên 630,6 ha với tỷ lệ hại nơi cao 5 - 10%, cục bộ 25 - 30% dảnh bị hại.
- Bệnh đạo ôn lá: Tổng diện tích nhiễm bệnh 283,15 ha (Hưng Nguyên 160 ha, Yên Thành 110 ha, Tân Kỳ 5,5 ha,…) trong đó có 23,85 ha nhiễm nặng và 4,5 ha “cháy lá” tại huyện Hưng Nguyên. Diện tích nhiễm bệnh tập trung trên các giống  IR1820, X33, TBR225, P6, AC5, Thái xuyên 111, Phú ưu 978,...
- Vàng lá sinh lý: Xuất hiện trên 519,4 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ tại huyện Yên Thành, Tân Kỳ.
- Các đối tượng dịch hại như: Bọ trĩ, tuyến trùng, rầy các loại, rệp muội,... phát sinh gây hại cục bộ ở mức độ nhẹ.
2. Cây ngô: Các đối tượng khác như: Bệnh đốm lá, khô vằn, sâu keo mùa thu, sâu xám, chuột, sâu cắn lá... phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ. 
3. Cây lạc:  
- Bệnh mốc xám: Tổng diện tích nhiễm bệnh trên 245,5 ha lạc thời kỳ đâm tia, phát triển củ tại huyện Nam Đàn trong đó có 126 ha nhiễm nặng. Tỷ lệ bệnh phổ biến 5 – 10%, nơi cao 20 – 30%, cục bộ 70 – 90 %. Trong kỳ đã phòng trừ trên 145,5 ha.
- Bệnh đốm lá: Phát sinh gây hại trên 78,5 ha tại huyện Diễn Châu trên diện tích lạ ra hoa – đâm tia.
- Bệnh thối gốc mốc đen: Phát sinh gây hại trên 52,2 ha tại huyện Nghi lộc trên lạc giai đoạn phân cành, tỷ lệ bệnh nơi cao 5 -7% số cây
- Các đối tượng khác như: Sâu khoang, sâu xanh,… phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ.
4. Cây mía:  Bệnh chồi cỏ: Tổng diện tích nhiễm bệnh 545,2 ha tập trung chủ yếu tại huyện Tân Kỳ và Quỳ Hợp. Các đối tượng sâu bệnh hại khác như: Bệnh đốm đỏ lá, bệnh gỉ sắt, rệp sáp, rệp xơ trắng, ...phát gây hại cục bộ. 
5. Cây có múi: Các đối tượng sâu bệnh gây hại chính như: Bệnh Greening nhiễm 550 ha; Bệnh vàng lá 136 ha; Thán thư 26 ha; Bệnh loét sẹo nhiễm 32 ha, Nhện đỏ 32 ha.
6. Cây rau:  Bệnh mốc sương khoai tây, cà chua phát sinh gây hại trên 9 ha tại huyện Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu. Các đối tượng như: Bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, thối gốc, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh, ... phát sinh gây hại cục bộ trên các vùng trồng rau.
7. Cây sắn: Bệnh khảm lá phát sinh gây hại trên 1.262,5 ha sắn thời kỳ cây con tại huyện Tân Kỳ, Con Cuông, Anh Sơn với tỷ lệ bệnh nơi cao 15 - 30%, cá biệt > 70% cây bị hại.
8. Các cây trồng khác như: Cà phê, cao su, dứa,… sâu, bệnh gây hại nhẹ, cục bộ.
III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
3.1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
a. Cây lúa: 
- Bệnh đạo ôn lá: Thời gian tới điều kiện thời tiết ấm dần, xen kẽ các đợt không khí lạnh ẩm độ không khí cao kèm theo mưa kết hợp với việc nông dân bón thúc  cho lúa là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng. Đặc biệt trên những chân đất cát pha, vùng bán sơn địa, gieo cấy giống hàng năm có mức độ nhiễm cao như: X33, P6, Vật tư NA6, AC5, TBR 225, BC15, Nếp 352, .... và trên những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm.
- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt tại những vùng gần khu dân cư, cồn bãi, gò đồi, khu nghĩa địa, mương máng lớn,…
- Các đối tượng khác như: Rầy, rệp các loại, ốc bươu vàng,... tiếp tục phát sinh gây hại, cục bộ một số diện tích có thể có mật độ, tỷ lệ hại cao.  
b. Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên ngô thời kỳ cây con đến trỗ cờ. Các đối tượng khác như: sâu cắn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn … phát sinh gây hại cục bộ.
c. Cây lạc: Bệnh mốc xám, héo vàng, thối gốc mốc đen... tiếp tục phát sinh gây hại trên cây lạc.
d. Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng nguyên liệu mía. Các đối tượng khác như: Sâu đục thân, bệnh đốm đỏ lá, rệp sáp, rệp xơ trắng… tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ tại một số vùng.
e. Cây có múi: Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét, bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ,  bệnh thán thư, nhện, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, ... tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng trồng cam. 
f. Cây rau: Bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, mốc sương, thối gốc, bệnh khô đầu lá hành, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh, chuột, dòi đục lá... tiếp tục phát sinh gây hại.
g. Cây sắn: Bệnh khảm lá sẽ tiếp tục phát sinh gia tăng đặc biệt trên những diện tích sử dụng giống không đảm bảo sạch bệnh.
h. Các cây trồng khác như: Cà phê, cao su, dứa,…sâu, bệnh gây hại nhẹ.
3.2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
a. Cây lúa: Hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc theo các văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục TT&BVTV. Theo dõi sát tình hình phát sinh gây hại của chuột, bệnh đạo ôn lá,... để xử lý kịp thời.
- Đối với chuột: Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật diệt chuột theo hướng dẫn số 268/HD-TT&BVTV của chi cục Trồng trọt và BVTV trong đó chú trọng biện pháp canh tác, thủ công và sinh học.
- Đối với bệnh đạo ôn lá: Trên những diện tích lúa đã nhiễm bệnh, điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại cần tạm dừng việc bón thúc, giữ đủ nước trên ruộng và tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Tricyclazole, Isoprothiolane, fenoxanil, Edifenphos + Isoprothiolane,… phun theo lượng khuyến cáo, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ  5 - 7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm bón trở lại. Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón qua lá trên những ruộng bệnh đang bị bệnh.
b. Cây ngô: Sâu keo mùa thu: Theo dõi và khuyến cáo nông dân phun trừ trên những diện tích ngô có mật độ sâu non cao (từ 2 – 3 con/m2 trở lên) bằng các loại thuốc có hoạt chất: Indoxacarb, Lufenuron, Spinetoram, Emamectin benzoate... phun theo liều khuyến cáo, phun vào nõn cây ngô, khi đa số sâu ở tuổi 1– 3.
c. Cây lạc: Bệnh mốc xám, đốm lá: Hướng dẫn, chỉ đạo phòng trừ trên những diện tích tỷ lệ bệnh cao bằng các loại thuốc có hoạt chất: Chlorothalonil, Azoxystrobin + Difenoconazole,... phun theo liều khuyến cáo.
d. Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ: Hướng dẫn nông dân thực hiện phương án pḥòng trừ bệnh bệnh chồi cỏ đã được Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.
e. Trên cây có múi: Hướng dẫn nông dân cắt tỉa tạo tán và thực hiện chăm bón sau thu hoạch và thời kỳ ra hoa – lộc xuân. Theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại chính như: Nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bệnh greening, vàng lá thối rễ, thán thư, bọ trĩ,….
f. Cây rau: Hướng dẫn phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Trong phòng trừ ưu tiên các biện pháp kỹ thuật canh tác, sinh học, vật lý cơ giới. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học chỉ áp dụng khi mật độ cao, các biện pháp khác ít mang lại hiệu quả. Sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách li trước khi thu hoạch.
g. Cây sắn: Tăng cường điều tra, giám sát đồng ruộng để phát hiện, khoanh vùng và phòng trừ triệt để trên những diện tích sắn bị bệnh khảm lá theo hướng dẫn tai công văn số 4361/SNN-QLKTKHCN ngày 22/11/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT. 
h. Cây trồng khác: Theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng chính gây hại trên các cây trồng khác như, dứa, cà phê... để hạn chế sự phát sinh gây hại ra diện rộng./.
 

Tác giả bài viết: Phòng Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây