Thông báo tình hình SVGH cây trồng 7 ngày số 03 năm 2022

Thứ tư - 26/01/2022 02:51 391 0
BÁO CÁO
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

(từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 01 năm 2022)
 
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết: Nhiệt độ trung bình: 200C, Cao nhất: 240C, Thấp nhất: 130C; Độ ẩm trung bình: 85 – 90%. Trong kỳ, trời âm u, sáng sớm có sương mù và mưa rào rải rác. Trời rét.
2. Tình hình cây trồng
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo mạ 1.916 ha, đã cấy 33.533 ha và gieo sạ 21.376 ha. Nhìn chung mạ, lúa sinh trưởng phát triển tốt.
- Cây ngô vụ Xuân: Tổng diện tích gieo trồng 7.506 ha, ngô đang ở thời kỳ cây con đến xoắn nõn, cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Cây lạc: Tổng diện tích gieo trồng 4.263 ha, giai đoạn mọc mầm đến cây con. Cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Cây có múi: Tổng diện tích trên 9.000 ha, thời kỳ chăm sóc sua thu hoạch.
- Cây mía: Tổng diện tích 21.052 ha, thời kỳ tích lũ đường đến thu hoạch.
- Các cây trồng khác như: Cây chè 10.567 ha, thông 27.000 ha, keo 140.000 ha,...
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU 
2.1. Cây trồng nông nghiệp 
a. Cây lúa: 
- Chuột: Phát sinh gây hại trên 3 ha tại TP Vinh, Quỳnh Lưu, ... với tỷ lệ hại nơi cao 2- 3%, cục bộ 10 – 20% dảnh bị hại.
- Ốc bươu vàng: Ốc phát sinh gây hại trên 35,2 ha tại Quỳ Châu, Con Cuông, Quỳnh Lưu, ... trong đó có 11,5 ha nhiễm nặng. Mật độ nơi cao 10- 15con/m2, cục bộ 20- 30con/m2
- Các đối tượng dịch hại như: Bệnh thối mạ, rầy các loại, ... phát sinh gây hại cục bộ ở mức độ nhẹ.
b. Cây ngô: 
- Sâu keo mùa thu: Phát sinh gây hại trên 8 ha ngô xuân thời kỳ 4-8 lá tại huyện Nam Đàn. 
- Các đối tượng khác như: Bệnh đốm lá, sâu xám, chuột, sâu cắn lá... phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ. 
c. Cây mía:  
- Bệnh chồi cỏ: Tổng diện tích nhiễm bệnh 545,2 ha tập trung chủ yếu tại huyện Tân Kỳ và Quỳ Hợp. 
- Các đối tượng sâu bệnh hại khác như: Bệnh đốm đỏ lá 5 ha, bệnh gỉ sắt, rệp sáp, rệp xơ trắng, ...phát gây hại cục bộ. 
d. Cây có múi: Các đối tượng sâu bệnh gây hại chính như: Bệnh Greening nhiễm 439 ha; Bệnh vàng lá 142 ha; Thán thư 87 ha; Bệnh loét sẹo nhiễm 32 ha ...
e. Cây rau: Các đối tượng như: Bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, thối gốc, sương mai, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh, ... phát sinh gây hại cục bộ trên các vùng trồng rau.
f. Các cây trồng khác như: Cà phê, cao su, dứa,… sâu, bệnh gây hại nhẹ, cục bộ.
2.2. Trên các loại cây lâm nghiệp (từ ngày 05/1/2022 đến ngày 19/1/2022)
a. Cây thông:
- Sâu róm: Hiện nay sâu róm thông thế hệ IV/2021 phát sinh gây hại với mật độ phổ biến từ 10-15 con/cây; nơi cao 50-70 con/cây (sâu chủ yếu giai đoạn tuổi 5, 6, nhộng rải rác xuất hiện trưởng thành và trứng). Tổng diện tích nhiễm sâu 723,71 ha, trong đó có 698,71 ha nhiễm nhẹ, 25 ha nhiễm nặng tập trung chủ yếu ở các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc. Tại huyện Nghi Lộc tiếp tục tổ chức phòng trừ được thêm 40ha
- Các đối tượng sâu bệnh hại khác như: Sâu đục nõn thông, ong ăn lá thông... có mật độ thấp, mức độ gây hại nhẹ.
b. Cây keo: Bệnh chết héo, bệnh phấn trắng: Phát sinh gây hại cục bộ trên các rừng keo. Các đối tượng khác như: Bọ xít muỗi, sâu túi nhỏ, câu cấu, sâu nâu vạch xám, đồi… gây hại ở mức độ thấp.
III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
3.1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
3.1.1.Cây trồng nông nghiệp
a. Cây lúa: Chuột, bệnh đạo ôn, bệnh thối mạ, rầy các loại, ốc bươu vàng…. sẽ tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ trên mạ, lúa mới gieo cấy.  
b. Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên ngô thời kỳ cây con đến trỗ cờ. Các đối tượng khác như: sâu cắn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn … phát sinh gây hại cục bộ.
c. Cây mía: 
- Bệnh chồi cỏ: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng nguyên liệu mía.
- Các đối tượng khác như: Sâu đục thân, bệnh đốm đỏ lá, rệp sáp, rệp xơ trắng… tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ tại một số vùng.
d. Cây có múi: Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét, bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ,  bệnh thán thư, nhện, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, ruồi đục quả, ... tiếp tục gây hại trên các vùng trồng cam. 
e. Cây rau: Bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, thối gốc, bệnh khô đầu lá hành, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh, chuột, dòi đục lá... tiếp tục phát sinh gây hại.
f. Cây dứa: Bệnh thối nõn tiếp tục phát sinh gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát trển của cây dứa.
g. Các cây trồng khác như: Cà phê, cao su, dứa,…sâu, bệnh gây hại nhẹ.
3.1.2. Cây lâm nghiệp
a    . Cây thông: Sâu róm thông: Trong thời gian, với điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp như hiện nay sẽ khiến cho sâu róm thông phát triển chậm lại, tuổi phát dục kéo dài ra, giảm khả năng gia tăng mật độ. 
b. Cây keo: Trong điều kiện khí hậu hanh khô, độ ẩm thấp bệnh chết héo giảm mức độ lây lan và gây hại. Tuy nhiên, việc xuất hiện nhiều sương mù vào sáng sớm lại là điều kiện thuận lợi cho bệnh phấn trắng, bọ xít muỗi phát sinh, lây lan và gây hại trên diện rộng, đặc biệt với những lâm phần keo dưới 1 tuổi.
3.2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
3.2.1. Cây nông nghiệp
a. Cây lúa: Hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, bảo vệ mạ và lúa mới gieo cấy theo văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT. Theo dõi sát tình hình phát sinh gây hại của chuột, ốc bươu vàng, bệnh thối mạ, bệnh đạo ôn lá,... để xử lý kịp thời.
Đối với chuột, ốc bươu vàng: Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật diệt chuột, ốc bươu vàng theo hướng dẫn số 268/HD-TT&BVTV của chi cục Trồng trọt và BVTV trong đó chú trọng biện pháp canh tác, thủ công và sinh học.
b. Cây ngô: Sâu keo mùa thu: Theo dõi và khuyến cáo nông dân phun trừ trên những diện tích ngô có mật độ sâu non cao (từ 2 – 3 con/m2 trở lên) bằng các loại thuốc có hoạt chất: Indoxacarb, Lufenuron, Spinetoram, Emamectin benzoate... phun theo liều khuyến cáo, phun vào nõn cây ngô, khi đa số sâu ở tuổi 1– 3.
c. Trên cây mía: 
- Bệnh chồi cỏ: Hướng dẫn nông dân thực hiện phương án pḥòng trừ bệnh bệnh chồi cỏ đã được Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.
d. Trên cây có múi: Hướng dẫn nông dân cắt tỉa tạo tán và thực hiện chăm bón sau thu hoạch. Theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại chính như: Nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bệnh greening, vàng lá thối rễ, thán thư, ….
e. Cây rau: Hướng dẫn phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Trong phòng trừ ưu tiên các biện pháp kỹ thuật canh tác, sinh học, vật lý cơ giới. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học chỉ áp dụng khi mật độ cao, các biện pháp khác ít mang lại hiệu quả. Sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách li trước khi thu hoạch.
f. Cây trồng khác: Theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng chính gây hại trên các cây trồng khác như, dứa, cà phê... để hạn chế sự phát sinh gây hại ra diện rộng.
3.2.2. Cây lâm nghiệp
a. Cây thông: 
- Sâu róm thông: Tăng cường công tác điều tra, theo dõi tình hình diễn biến sâu róm thông thế hệ IV/2021 trên địa bàn. 
- Các đối tượng sâu bệnh hại khác như: Sâu đục nõn thông, ong ăn lá thông,… tiếp tục điều tra, theo dõi, dự tính dự báo trong thời gian tới.
b. Trên cây keo: Hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Điều tra phát hiện sớm các đối tượng dịch hại để tham mưu, hướng dẫn phòng trừ kịp thời. 
- Đối với bệnh chết héo: Trên tất cả các diện tích keo bị nhiễm bệnh chết héo cần vệ sinh rừng, nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh, khai thông mương máng, tránh ứ đọng, hạn chế chăn thả gia súc vào các lâm phần keo tuổi 1-3.
- Đối với bệnh phấn trắng: Vệ sinh đồng ruộng, khai thông mương máng, tiêu hủy cây bị bệnh. Khi bệnh phát sinh gây hạivà lây lan trên diện rộng, có thể tổ chức phòng trừ bằng các hợp chất vôi, lưu huỳnh, Score, Topsin M, Anvil... để phun trừ./.

Tác giả bài viết: Phòng Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây