Khó khăn tồn tại trong sản xuất lúa Hè thu và giải pháp

Chủ nhật - 18/09/2022 23:35 612 0
Sản xuất lúa ở Nghệ An được thực hiện 02 vụ/năm, vụ Xuân và Hè thu - vụ Mùa. Sản xuất lúa đóng vai trò quan trọng góp phần trong đảm bảo chỉ tiêu tăng tưởng nông nghiệp, đặc biệt là chỉ tiêu 1,2 triệu tấn lương thực/năm góp phần rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn Nghệ An. Ngoài góp phần đảm bảo an ninh lương thực còn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ đảm bảo an ninh xã hội và quốc phòng.
Khó khăn tồn tại trong sản xuất lúa Hè thu và giải pháp
Trong nhưng năm gần đây, sản xuất lúa gạo có dư thừa và là nguồn hàng hóa quan trọng như: Gạo chất lượng; lúa, gạo phục vụ chế biến; lúa giống, …góp phần năng thu nhập cho người trồng lúa. Sản xuất lúa ngoài các giá trị nói trên, từ lâu ở Nghệ An sản xuất lúa còn đóng vai trò rất quan trọng trong duy trì, phát triển chuỗi giá trị không ở khu vực nông thôn từ đồng bằng tới miền núi thông qua sản phẩm lúa gạo, sản phẩm phụ từ sản xuất lúa là: Nguyên liệu chế biến (rượu, bún, bánh,…), nguyên liệu đầu vào, là thực ăn,.. cho gia gia cầm, gia súc, đại gia súc,… và cung cấp trở lại nguồn phân bón hữ cơ cho sản xuất lúa tạo nên chuỗi tuần hoàn từ trồng trọt tới chăn nuôi nên hợp lực tạo nên giá trị rất lớn, an toàn, bền vững cho nông dân, nông thôn ở nhiều nơi trên địa bàn Tỉnh.

Tuy nhiên, trước thực trạng sản xuất lúa Hè thu ở Nghệ An trong những năm gần đây, xu thế không sản xuất hoặc sản xuất theo hình thức tái sinh ngày càng tăng. Năm 2022, diện tích này lên tới trên 3.812,5 ha (theo số liệu tổng hợp từ phòng NN&PTNT các huyện, thành, thị). Như vậy, việc đánh giá các tồn tại trong sản xuất lúa Hè thu điển hình có thể liệt kê ra như:
Thứ 1: Sâu bệnh hại thường xuyên xuất hiện và gây hại phổ biến và bất thường không theo quy luật (sâu cuốn lá nhỏ, rầy nây, nhện, bệnh khô vằn, bạc lá vi khuẩn, ngộ độc hữu cơ, mất diệp lục trên vỏ hạt, rầy lưng trắng và nguy cơ bệnh lùn sọc đen,…), đặc biệt do ảnh hưởng tác động của điến đổi khí hậu.
Thứ 2: Giá phân bón cùng các vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong điều kiện giá lúa, gạo tăng ít, chậm chí không tăng.
Thứ 3: Tùy thuộc vào từng năm, một số diện tích Hè thu ở các khu vực cuối kênh, cuối mương thường xuyên thiếu nước nên phát sinh thêm chi phí bơm tưới làm hạn chế hiệu quả của sản xuất lúa.
Thứ 4: Một số diện tích lúa hè thu không được nông dân sản xuất hoặc sản xuất hình thức tái sinh xen lẫn trong các khu vực lúa Hè thu là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn phát sinh nhiều chuột hại, sâu bệnh hại khác lây lan.
Thứ 5: Sản xuất Hè thu thường áp lực lớn về thời gian bởi sản xuất Hè thu liền vụ sau sản xuất lúa xuân và nguy cơ ngộ độc hữu cơ trên lúa cũng khá cao.
Thứ 6: Lúa Hè thu ở Nghệ An có trên 12.000ha chạy lụt (ở các địa phương như Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thanh Chương,…) cần thu hoạch an toàn trước 30/8, diện tích còn lại thuộc vùng vàn và vàn cao yêu cầu thu trước 10/9. Như vậy, khó khăn của sản xuất lúa Hè thu thường xuyên trong tình trạng đầu vụ nguy cơ thiếu nước, cuối vụ nguy cơ lũ lụt nên ít nhiều tác động xấu tới tâm lý người sản xuất.
Thứ 7: Diện tích lúa ở Nghệ An mặc dù đã áp dụng dồn điền đổi thửa, tuy nhiên cơ bản vẫn là các ô thửa chưa đủ lớn. Trong khi đó, điều kiện ứng dụng máy móc cơ giới hóa vào trong sản xuất lúa đã áp dụng rộng rãi nhưng vẫn thiếu đồng bộ nên bất lợi đối với áp lực trong điều kiện sản xuất lúa Hè thu.
Thứ 8: Trong nhu cầu phát triển của xã hội, bên cạnh các mặt được, việc đô thị hóa, làm đường có lúc, có nơi không được tính đúng, tính đủ làm cản trở dòng chảy trong mùa mùa mưu lũ nên tình trạng ngập lụt cục bộ trên đất sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa Hè thu cuối vụ nói riêng trở nên nhiều hơn, thiệt hại lớn hơn. Đồng thời, trong những năm gần đây và xu thế tất yếu của xã hội lực lực lao động nông thôn di chuyển vào các khu công nghiệp, khu chế xuất,…nên hiện tại và trong tương lai lao động nông nghiệp sẽ thiếu hụt trầm trọng.
Trên cơ sở các khó khăn trên, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản để khắc phục trong sản xuất lúa Hè thu ở Nghệ An trong thời gian tới.
Một là bố trí đầu tư để hình thành các điểm để các cơ quan, bộ phận chuyên môn bố trí giống nhiễm, bố trí điều kiện dễ lây nhiễm, đánh giá hoạt lực thuốc,... ở các vùng sinh thái khác nhau. Thông qua đó, cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành điều tra, làm phát dục,… có cơ sở để tăng cường chất lượng, chủ động hơn trong điều tra mở rộng, thực hiện kiểm tra công tác chỉ đạo điều tra dự tính dự báo cũng như tham mưu biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời, chủ động, hiệu trả trong công tác phòng trừ SBH.
Hai là, giá phân bón và hàng hóa đầu vào tăng cao trong điều kiện giá lúa gạo tăng chậm. giải pháp này cần tiếp tục tuyên truyền mở rộng ứng dụng IPM trên lúa, tăng cường tích trữ, xử lý, chủ động sử dụng nguồn phân hữu cơ để hạn chế sử dụng phân vô cơ. Từ quy trình bón 01 lót + 03 lần thúc trên lúa cần có đánh giá để áp dụng bón 01 lần hoặc bón 01 lót + 01 lần bón thúc để tiết kiệm, sử dụng hợp lý giảm chi phí phân bón cũng như giảm công bón để hiệu quả sản xuất lúa tốt hơn (chúng tôi đã có bài viết riêng để áp dụng biện pháp này).
Ba là: Vấn đề thiếu nước với lúa Hè thu khu vực cuối kênh, mương giải pháp là các địa phương cần kết hợp với các công ty thủy lợi, đánh giá đúng, đủ khả năng tưới để bố trí diện tích lúa Hè thu phù hợp điều kiện thực tế của từng vụ, từng năm.
Bốn là, vấn đề nông dân bỏ ruộng không sản xuất Hè thu hoặc để lúa tái sinh thì giải pháp trước mắt là tăng cường công tác vận động tuyên truyền đúng, động viên để bà con sản xuất. Đồng thời các địa phương tạo các cơ chế hỗ trợ để mà con có thêm động lực thực hiện sản xuất lúa. Quan trọng nhất về lâu dài cần có quy hoạch cơ cấu sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ theo hướng tăng tính an toàn, hiệu quả sản xuất cao hơn để người nông dân áp dụng, ứng dụng.  
Năm là, áp lực lớn trong sản xuất lúa Hè thu và tránh nguy cơ ngộ hữu cơ bà con cần lựa chọn giống lúa phù hợp cho vụ Xuân và Hè thu trên cùng thửa đất để tăng tính an toàn. Thực hiện áp dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy nhanh rơm rạ để tạo thêm nguồn phân hữu cơ tại chỗ và loại trừ nguy cơ ngộ độc hữu cơ trong sản xuất lúa Hè thu.
Sáu là, diện tích sản sản xuất 02 vụ lúa bấp bênh vùng thấp trũng cần rà soát, đánh giá hiện trạng, điều kiện địa hình, liên kết ứng dụng sản xuất thí điểm 01 vụ lúa - tôm càng xanh +01 vụ nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, khuyến cáo phát triển mô hình này ở gần khu vực trung tâm đô thị để kết hợp với du lịch, sinh thái, trải nghiệm.
Bảy là, việc thiếu hụt lao động ngày càng nhiều ở khu vực nông thôn, áp lực thời vụ rất gấp trong tổ chức sản xuất lúa Hè thu. Đây là một khó khăn lớn, rất cần có sự đầu tư hỗ trợ để việc ứng dụng cơ giới hóa cần được thực hiện đồng bộ hơn nữa. Quan trọng và lâu dài ở tầm vĩ mô cần có chính sách hợp lý để tích tụ ruộng đất, tạo ra cánh đồng lớn, thuận lợi cho áp dụng cơ giới, tạo ra sản phẩm hành hóa lớn có giá trị để khai thác đất trồng lúa an toàn, bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Túm lại, nhìn nhận thực thế khó khăn tồn tại trong sản xuất lúa Hè thu là cơ sở để chúng ta đồng hành cùng bà con nông dân, cùng nông dân tìm hiểu, áp dụng các giải pháp hữu ích để thức đẩy sản xuất xanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và có hiệu quả cao hơn trong sản xuất lúa nói chung lúa Hè thu nói riêng.
                                                                                                                                                         Thảo Dân




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây