CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH NGHỆ AN

http://chicuctrongtrotbvtvna.gov.vn


Biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại trên cây cam

Trong quá trình canh tác trên cây cam có khá nhiều loài sinh vật gây hại, để phòng trừ các sinh vật gây hại trên cây cam chúng ta đã và đang sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: Biện pháp canh tác, sinh học, hóa học,.... Tất cả các biện pháp đó đều có giá trị trong quả lý tổng hợp sinh vật gây hại. Song việc sử dụng bất cứ biện pháp riêng lẻ nào bên thì cạnh một số ưu điểm cũng còn có những nhược điểm có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, không mong muốn.
Vườn cam áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại tai huyện Con Cuông, Nghệ An

Vườn cam áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại tai huyện Con Cuông, Nghệ An

Cây cam là cây ăn quả có múi chính và được trồng thành nhiều vùng tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong quá trình canh tác trên cây cam có khá nhiều loài sinh vật gây hại, để phòng trừ các sinh vật gây hại trên cây cam chúng ta đã và đang sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: Biện pháp canh tác, sinh học, hóa học,.... Tất cả các biện pháp đó đều có giá trị trong quả lý tổng hợp sinh vật gây hại. Song việc sử dụng bất cứ biện pháp riêng lẻ nào bên thì cạnh một số ưu điểm cũng còn có những nhược điểm có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, không mong muốn như: Việc tưới nước không hợp lý sẽ làm tăng mức độ gây hại của một số loài hay việc áp dụng thường xuyên một loại thuốc hóa học hay sinh học có thể làm gia tăng tính chống chịu thuốc, tính kháng thuốc,... nên không có một biện pháp riêng lẻ nào được coi là hoàn hảo để phòng trừ trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây cam. 
z3717765355182 3156b563b3b77772d82951d8a0e4d829
Lãnh đạo Chi cục TT&BVTV kiểm tra, đánh giá kết quả mô hình áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại trên cam tại Con Cuông, Nghệ An

Vậy, việc quản lý sinh vật gây hại trên cây cam một cách bền vững chỉ có thể đạt được trên cơ sở sở hiểu biết về hệ sinh thái vườn cam, kết hợp hài hòa, hợp lý các biện pháp riêng lẻ lại với nhau và gọi chung là biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại. Biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau: Trồng cây khỏe; bảo vệ sinh vật có ích (thiên địch); thăm đồng thừng xuyên; nông dân trở thành chuyên gia. Biện pháp này được cấu thành từ 5 biện pháp riêng lẻ cơ bản sau.
Kết quả áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại tại Con Cuông, Nghệ An
Kết quả áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại trên cây cam tại huyện Con Cuông, Nghệ An

- Biện pháp canh tác: 
+ Chỉ trồng mới cây cam ở những vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh lý, yêu cầu sinh thái của cây cam (độ dốc, độ dày tầng canh tác, mực nước ngầm, hàm lượng mùn, khả năng tưới tiêu,...).
+ Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên cắt dọn cỏ vùng gốc cây. Thu dọn cành sâu bệnh, quả rụng vì đây là nguồn chứa nhiều sâu bệnh hại nguy hiểm.
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng xen canh với cây họ đậu ngắn ngày (đậu, lạc,...) để vừa hạn chế cỏ dại, tạo điều kiện cho các sinh vật có ích phát triển và tăng thu nhập.
+ Tiềm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng giống cam để xác định mật độ trồng phù hợp.
+ Sử dụng loại phân bón, số lượng bón phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây, tăng cường phân hữu cơ vi sinh, duy trì PH trong phạm vi 5,5- 6.
- Biện pháp sử dụng giống sạch bệnh, kháng bệnh:
+ Sử dụng giống sạch bệnh được sản xuất từ những cơ sở uy tín, đủ điều kiện sản xuất theo quy định. Đây là giải pháp rất quan trọng để phòng chống bệnh Greening, Tristeza và các bệnh khác do vi rút gây ra.
+ Sử dụng gốc ghép chống chịu đối với các nấm bệnh trong đất (Phytopthora, pythium,...).
- Biện pháp thủ công
+ Đốn tỉa những cành vượt tán, những cành già cỗi không còn khả năng cho quả hoặc cho quả chất lượng kém đồng thời cắt bỏ và tiêu hủy những cành bị sâu bệnh.
+ Cắt bỏ lộc không cần thiết (lộc mọc trong thân, trong tán,...) nhằn hạn chế nguồn thức ăn và nơi trú ấn của rệp, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh,...
+ Tỉa cành tạo tán đúng cách để những cành khỏe phân bố đều trên tán cây, thuận lơi cho sinh trưởng phát triển của cam và hạn chế sâu, bệnh hại phát triển.
+ Thu bắt tiêu diệt ổ trướng, ổ rệp, sâu non, nhông trong quá trình chăm sóc.
+ Sử dụng các loại bẫy (mùi vị quả chín), bả (bả protein, Methyl Egunol) để thu hút, diệt trừ ngài đục quả, ruồi đục quả.
- Biện pháp sinh học
+ Bảo vệ, phát triển các loài sinh vật có ích (thiên địch) trên vườn cam (ong ký sinh, nhện bắt mồi, côn trùng bắt mồi, nấm đối kháng,...) bằng cách  dành một phần diện tích trong vườn cam, hoặc trồng xen cam với một số loài cây có tác dụng làm nơi trú ẩn cho thiên địch,  giữ lại một phần cỏ dại trong vườn, vừa có tác dụng làm mát, giữ ẩm đất, hạn chế rửa trôi đất, vừa có tác dụng làm nơi trú ngụ cho thiên địch, sử dụng thuốc BVTV có tính chọn lọc cao, ưu tiên dùng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc nhanh phân huỷ nhanh, ít ảnh hưởng tới thiên địch, con người và môi trường
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học, có nguồn gốc sinh học, thảo mộc để trừ các loại sâu ăn lá.
+ Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma thông qua phân ủ hoặc trực tiếp phun tưới vào đất để hạn chế nấm bệnh trong đất.
- Biện pháp hóa học:
+  Đây là biện pháp cho hiệu quả kinh tế, dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh kể cả khi sinh vật gây hại phát sinh ở mật độ cao. Tuy nhiên đây cũng là biện pháp có nhiều nhược điểm và có thể gây ra hậu quả khó khắc phục đối với cả sinh vật gây hại, hệ sinh thái vườn cam, môi trường và sức khỏe con người.
+ Biện pháp hóa học chỉ nên cân nhắc áp dụng khi sinh vật gây hại phát sinh phát triển đến ngưỡng gây hại kinh tế và việc áp dụng các biện pháp khác là quá tốn kém hoặc không mang lại hiệu quả mong muốn.
+ Khi sử dụng biện pháp hóa học phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và sử dụng thuốc có trách nhiệm. 
Để quản lý sinh vật gây hại trên cây cam một cách hiệu quả, bền vững thì người trồng cam cần trang bị kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh lý, sinh thái cây cam, hiểu biết về hệ sinh thái vườn cam, hiểu và kết hợp hài hòa, hợp lý các biện pháp riêng lẻ lại với nhau thành biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại./.  
 

Tác giả bài viết: Phòng Bảo vệ thực vật

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây