Giải pháp đưa nhanh giống lúa có năng suất, chất lượng vào sản xuất

Thứ năm - 08/12/2022 21:52 1.104 0
Giải pháp đưa nhanh giống lúa có năng suất, chất lượng vào sản xuất
Trải quá trình sản xuất Lúa dân gian đúc kết câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Tuy nhiên, ngày nay khi vẫn đề thủy lợi cơ bản được giải quyết, nguồn phân bón dồi dào, công tác BVTV được quan tâm, kỹ thuật canh tác tiên tiến được áp dụng rộng rãi,…thì giống lại là khâu quyết định đến năng suất, chất lượng và giá trị cho người trồng lúa.
Để giúp bà con nông dân tiếp cập các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, mở rộng diện tích, cân đối hợp lý từng loại giống cho phù hợp đặc điểm đất đai, khí hậu, khả năng canh tác của từng vùng, từng địa phương nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Chúng tôi giới thiệu cơ cấu các giống trong vụ xuân, trong đó có một số giống mới đưa vào trong thời gian gần đây là các giống có tiền năng về năng suất, chất lượng,...cho bà con nông dân, các địa phương biết để lựa chọn và đề xuất giải pháp đưa nhanh các giống mới vào sản xuất lúa ở Nghệ An trong thời gian tới.
I: CƠ CẤU GIỐNG TRONG VỤ XUÂN
1. Giống chủ lực sau:
* Giống lúa thuần: VNR 20, TBR 225, Bắc Thịnh, Thiên ưu 8, ADI 168, Vật tư NA6, HD11, LTH31.
* Giống lúa lai: Thái xuyên 111, Phú ưu 978, VT 404, Long hương 8117, LP1601.
2. Các giống khác:
* Giống lúa thuần: JO1, JO2, DT80, CS6-ND, SHPT3, Nếp 98, Nếp 87, DDH12, Hương thuần 8, HDD9, BQ, Hana số 7, QP5, TH8, Hà phát 3, ADI 28, CNC11, VNR10, HDT10, Khang dân đột biến, Lam sơn 8, Nếp thơm 86, Dự Hương 8, Hương Thanh 8, DT 82, DQ11, QR1, Hana số 6, Vật tư NA2, SV 181, TBR89, TBR279,  Hương Bình, HN6, LP5, Nếp Hương.
* Giống lúa lai: MHC2, Syn 98, Kinh sở ưu 1588,  Thụy Hương 308, Nghi Hương 2308, 27P53, Quốc tế 1, LY2099, GS55, Lai thơm 6.
3: Một số giống mới đưa vào trong thời gian gần đây.
- Giống Lúa Thuần: ADI 168, VNR 20, HD11, LP5, TBR89, Hương thuần 8, Dự Hương 8, HDT10, JO2,...
   






     - Giống lúa lai: Phú ưu 978, Long hương 8117, LP1601, Thụy Hương 308, 27P53, Lai thơm 6, VT505 (VT 656), MHC2, Syn 98,...
 

II. GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI
1. Trên cơ sở các giống có trong đề án nêu trên. các địa phương lựa chọn các giống phù hợp nhất đưa vào đề án, kế hoạch sản xuất của Huyện, Xã, Thôn, Xóm,...để khuyến cáo, chỉ đạo bà con nông dân gieo cấy đúng theo lịch thời vụ của từng nhóm giống.
Lưu ý: Đối với những địa phương đã gieo trồng giống ở các vụ trước cho hiệu quả thì đẩy nhanh việc mở rộng nâng quy mô diện tích theo hình thức sử dụng một đến hai giống trên một cánh đồng để tiện cho công tác chỉ đạo gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,... Những địa phương chưa gieo trồng giống ở các vụ trước có thể triển khai ngay hoặc làm thử nghiệm dạng mô hình diện rộng (theo chính sách đất lúa nghị định 62) để đánh giá đưa vào mở rộng ở vụ tiếp theo.
2. Ngoài các giống đã được đưa vào đề án sản xuất của Sở NN&PTNT. Ngành Nông nghiệp cùng các địa phương tiếp tục phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng để nghiên cứu, thử nghiệm, tuyển chọn, đưa vào làm mô hình các giống mới khác từ đó đánh giá, lựa chọn ra giống có năng xuất, chất lượng, giống chống chịu sâu bệnh, phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu từng vùng để đưa vào cơ cấu theo phương châm tăng tỷ lệ giống lúa thuần, lúa có chất lượng cao, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, giống chống chịu sâu bệnh,…Giống có năng xuất cao, chất lượng dùng cho vùng đất thâm canh và sản xuất hàng hóa; giống chống chịu sâu bệnh cho vùng đất hay bị bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu,…; giống có thời gian sinh trưởng ngắn cho vùng chạy lụt vụ Hè Thu,…
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về hiệu quả của việc sử dụng giống mới có tiềm năng năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh,...cho bà con nông dân hiểu để ứng dụng nhanh vào sản xuất. Đồng thời xây dựng nhiều mô hình sử dụng giống mới, giống chất lượng,...để bà con tham quan học tập làm theo. 
4. Chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân sản xuất lúa theo các quy trình tiên tiến như SRI, ICM,…ứng dụng các loại phân bón tổng hợp, hữa cơ một cách cân đối và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, sinh học,…theo nguyên tắc 4 đúng,...để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Có chính sách phù hợp để mời gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gạo tại các địa phương; Liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩn cho bà con nông dân; Tích tụ thuê đất của nông dân để sản xuất theo cánh đồng lớn, một giống, một quy trình canh tác,…
6. Nghiên cứu lựa chọn một số giống để xây dựng thương hiệu gạo phù hợp cho từng vùng quê; Tăng cường công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ gạo cho bà con nông dân; Đẩy mạnh phát triển các làng nghề chế biến sản phẩm gạo như làm bánh, bún, nấu rượu,…
7. Duy trì ổn định diện tích trồng lúa phù hợp để bảo đảm an ninh lương thực; Đẩy mạnh chuyển đổi những vùng đất lúa nước hay bị khô hạn, không chủ động nguồn nước tưới và đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng Ngô hoặc cây trồng khác cho phù hợp,…

                                                                           Nguyễn Đính hương - tháng 12 năm 2022
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây