Hoạt chất kích thích sinh học và ứng dụng trong sản xuất

Thứ tư - 14/09/2022 22:46 1.083 1
Hình ảnh rau hướng hữu cơ, áp dụng chất kích thích sinh học
Hình ảnh rau hướng hữu cơ, áp dụng chất kích thích sinh học
Hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp là một sản phẩm sinh học độc lập hoặc cũng là một dạng hoạt chất bổ sung trong phân bón sinh học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cây trồng thông qua tăng cường hiệu quả của phân bón. Hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp có tác dụng: Nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng. Tăng khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận của điều kiện khí hậu như: Rét, hạn, mặn,… cải thiện nâng cao chất lượng nông sản thông qua tăng các chất dinh dưỡng, màu sắc, hình dáng và tăng khả năng bảo quản, thời hạn sử dụng,…
Hiện nay, việc phân loại các hoạt chất kích thích sinh học: Acid humic và acid fulvic; Thủy phân Protein và các dạng đạm khác; Chiết xuất rong biển và thực vật; Chitosan và các loại polimer khác; Các dạng chất vô cơ (như các nguyên tố có lợi). Vi khuẩn có lợi (nhóm vi khuẩn kích thích vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật). Các chất kích thích sinh học: Acid humic, fulvic, Glycinebetaine, Humic và phosporous, Megafol, Melatonin, Protein hydrolysates. Hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp bao gồm các công thức đa dạng của các hợp chất, chất và vi sinh vật được áp dụng cho thực vật hoặc đất để cải thiện sức sống cây trồng, năng suất, chất lượng và khả năng choiuj áp lực vi sinh học.
Cải thiện hiệu quả của sự trao đổi chất của cây trồng để tăng sản lượng và nâng cao chất lượng cây trồng.
Tăng khả năng chịu đựng và phục hồi của cay trồng từ Stress phi sinh học.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đồng hóa chất dinh dưỡng, chuyển hóa và sử dụng.
Tăng cường các chất lượng của sản phẩm nông sản, như lượng đường, màu sắc,…
 Tăng cường hiệu quả sử dụng nước của cây trồng.
 Tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng đất, đặc biệt tạo môi trường cho sự phát triển của vi sinh vật có lợi đất.
Hóa sinh trong các sản phẩm kích thích sinh học tương tác với hệ thống đất trồng để tăng tính khả dụng và hấp thu các chất dinh dưỡng được áp dụng dùng trực tiếp hoặc dưới dạng bổ sung trong phân bón. Các sản phẩm sinh học có nguồn gốc sinh học và sinh hóa với mục tiêu cải thiện hơn nữa hiệu suất các chương trình dinh dưỡng thực vật và cung cấp cho người trồng những công cụ cần thiết để tăng năng suất, chất lượng nông sản cũng như tính bền vững.

Hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp là một sản phẩm sinh học độc lập hoặc cũng là một dạng hoạt chất bổ sung trong phân bón sinh học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cây trồng thông qua tăng cường hiệu quả của phân bón. Hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp có tác dụng: Nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng. Tăng khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận của điều kiện khí hậu như: Rét, hạn, mặn,… cải thiện nâng cao chất lượng nông sản thông qua tăng các chất dinh dưỡng, màu sắc, hình dáng và tăng khả năng bảo quản, thời hạn sử dụng,…
Hiện nay, việc phân loại các hoạt chất kích thích sinh học: Acid humic và acid fulvic; Thủy phân Protein và các dạng đạm khác; Chiết xuất rong biển và thực vật; Chitosan và các loại polimer khác; Các dạng chất vô cơ (như các nguyên tố có lợi). Vi khuẩn có lợi (nhóm vi khuẩn kích thích vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật). Các chất kích thích sinh học: Acid humic, fulvic, Glycinebetaine, Humic và phosporous, Megafol, Melatonin, Protein hydrolysates. Hoạt chất kích thích sinh học trong nông nghiệp bao gồm các công thức đa dạng của các hợp chất, chất và vi sinh vật được áp dụng cho thực vật hoặc đất để cải thiện sức sống cây trồng, năng suất, chất lượng và khả năng choiuj áp lực vi sinh học.
Cải thiện hiệu quả của sự trao đổi chất của cây trồng để tăng sản lượng và nâng cao chất lượng cây trồng.
Tăng khả năng chịu đựng và phục hồi của cay trồng từ Stress phi sinh học.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đồng hóa chất dinh dưỡng, chuyển hóa và sử dụng.
Tăng cường các chất lượng của sản phẩm nông sản, như lượng đường, màu sắc,…
 Tăng cường hiệu quả sử dụng nước của cây trồng.
 Tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng đất, đặc biệt tạo môi trường cho sự phát triển của vi sinh vật có lợi đất.
Hóa sinh trong các sản phẩm kích thích sinh học tương tác với hệ thống đất trồng để tăng tính khả dụng và hấp thu các chất dinh dưỡng được áp dụng dùng trực tiếp hoặc dưới dạng bổ sung trong phân bón. Các sản phẩm sinh học có nguồn gốc sinh học và sinh hóa với mục tiêu cải thiện hơn nữa hiệu suất các chương trình dinh dưỡng thực vật và cung cấp cho người trồng những công cụ cần thiết để tăng năng suất, chất lượng nông sản cũng như tính bền vững.
Cơ chế tác động của Acid humic và acid fulvic lên các tính chất vật lý, hóa học và sinh vật đất; chống chịu Stress môi trường; đóng góp thiết yếu vào độ phì của đất. Như vậy tác dụng đem lại gồm: Thúc đẩy quá trình nảy mầm của hạt giống, cải thiện để bộ rễ cây trồng khỏe mạnh; cung cấp nguồn dinh dưỡng cacbon cho vi khuẩn có ích trong đất; giảm độ mặn vượt quá trong đất; nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng của đất; giảm căng thẳng môi trường (hệ đệm giúp Ph ổn định); tăng sức đè kháng của cây với sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi khác như: Nóng, hạn, rét, úng, phèn chua, …
Chất thủy phân Protein và các hợp chất chứa N khác, hỗn hợp acid amin và peptide thu được bằng thủy phân Protein và các phản ứng hóa học từ các sản phẩm phụ nông nghiệp (bao gồm cả thực vật, động vật,…). Các phân tử chứa N khác bao gồm: Betaines, polyamines và amino acid phi protein được đa dạng hóa ở thực vật bậc cao. Glycine betanine là một trường hợp đặc biệt của dẫn xuất acid amin với đặc tính chống stress nổi tiếng. Chất thủy phân Protein là một nhóm quan trọng của chất sinh học thực vật là hỗn hợp của peptide cà acid amin được sản xuất chủ yếu bằng enzym hoặc thủy phân từ động vật hoặc thực vật và phụ phẩm của nông nghiệp và công nghiệp. Tác động của chất thủy phân Protein, tăng sinh khối và hoạt động vi sinh vật đất; tăng hô hấp và độ phì cho đất; tăng độ hấp thu dinh dưỡng của rễ (chaleting và các hoạt động phức tạp của acid amin và peptide); tăng khả năng chống chịu stress phi sinh học. Hiệu ứng trực tiếp trên thực vật bao gồm điều chế sự hấp thu và đồng hóa N, theo quy định của các enzym của chu trình TCA, chúng cũng góp phần vào việc trao đổi chéo giữa các chuyển hóa C và N. Chelatinh hóa một số acid amin (như Proline) có thể bảo vệ thực vật chống lại ô nhiễm kim loại nặng cũng như góp phần cung cấp vi lượng và hoạt hóa chúng.
Chất kích thích sinh học chiết xuất rong tảo vầ thực vật: Thành phần của các chất được chiết xuất trong rong tảo biển bao gồm các phức chất polycacharide (angynates, laminarin, caragreenans và các sản phẩm phân hủy), acid béo, vitamin, phytohormones, macronutrients, sterol và các hợp chất chứa N như betanies. Tác dụng chủ yếu cho cây trồng: thúc đẩy tăng trưởng thực vật, xua đuổi côn trùng, chống chịu stress môi trường như độ mặn, nhiệt độ khắc nghiệt, thiếu dinh dưỡng và hạn hán. Đặc biệt có thể có chất ức chế mầm bệnh trong đất khi thủy phân, chiết xuất tảo biển. Các hoạt chất kích thích sinh học như chitosan và các polymer sinh học: Chitosan là một polymer sinh học, dạng deacetyl hóa của chitin sinh học được sản xuất tự nhiên và công nghiệp.
Các hoạt chất kích thích sinh học có nguồn gốc từ các chất vô cơ: Các nguyên tố chính là Co, Na, Se và Si. Có tác dụng: thức đẩy tăng trưởng thực vật, chống stress, tăng hiệu năng trong quá trình tổng hợp và hoạt động của các hoocmone thực vật.
Các hoạt chất kích thích sinh học là các dạng nấm có ích: Nấm tương tác với rễ cây bởi các cộng sinh tương hỗ. Mycorrhizas là mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và rễ thực vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển dinh dưỡng. Đây là quần thể nấm-thực vật được biết đến nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để tồn tại. Nấm Mycorhiza chia làm 02 loại: Nấm rễ trong (endomycorrhiza) tức nấm ký sinh đơn bào sống bên trong tế bào rễ cây. Nấm rễ ngoài (ectomycorrhiza- ECM) sợi nấm bám dày đặc xung quanh đầu rễ cây và xâm nhập vào các tế bào rễ cây. Ngoài ra chất kích thích sinh học có thể là các vi khuẩn có ích như Rhizobium sp đã được coi như là tác nhân kích thích sinh học cho cây trồng.
Bổ sung sử dụng một lượng chất kích thích sinh học phù hợp trong sản xuất trồng trọt có tác dụng làm giảm sự mất cân bằng amoniac, giải phóng photpho, thúc đẩy Kali, thủy phân hoàn toàn thúc đẩy tăng trưởng cây trồng, cải thiện sức đề kháng cây trồng từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất trồng trọt là đều rất cần thiết xem xét để thực hiện.
                                                                                                        Thảo dân

 

Tác giả bài viết: Thảo dân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây