Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với các chuyên gia viện BVTV, Trung tâm nghiên cây ăn quả có múi tập huấn cho quản lý dinh dưỡng và dịch hại trên cây có múi cho nông dân tại Nghệ An

Thứ ba - 25/10/2022 04:41 534 0
Qua trao đổi trược tiếp với nông dân tại các lớp tập huấn và kết quả khảo sát thực tế tại các vùng trồng cam cho thấy: Hiện nay trình độ chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại trên cây cam của đa số nông dân vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong khâu cắt tỉa, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp bảo vệ, cải tạo nâng cao sức khỏe đất,...
Chuyên gia viện BVTV hướng dẫn thực hành tạo tán cho cây cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
Chuyên gia viện BVTV hướng dẫn thực hành tạo tán cho cây cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
Tại Nghệ An, cây ăn quả có múi nói chung, cây cam nói riêng được xác định là một trong các cây trồng chủ lực “ưu tiên phát triển” tạo bước “đột phá” trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cây cam đang suy giảm nhanh chóng cả về diện tích, năng suất và chất lượng sản phẩm mà một trong các nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết, sinh vật gây hại và kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại. 
Vì vậy, để nâng cao năng lực cho nông dân trong trồng, chăm sóc và phòng chống sinh vật gây hại hạn chế suy thoái nhanh trên cây cam, trong năm 2020 - 2022, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An đã tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn sản xuất tại các vùng cam trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xây dựng các mô hình phòng chống hiện tượng suy thoái trên cây cam. Phối hợp với các chuyên gia từ viện Bảo vệ thực vật, trung tâm nghiên cứu cây ăn quả có múi để thực hiện các lớp tập huấn ngắn hạn cho bà con các vùng trồng cây ăn quả có múi như huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc. 
picture1
Tiến sỹ Cao Văn chí hướng dẫn nông dân về chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cam tại huyện Con Cuông, Nghệ An

Nội dung các buổi tập huấn tập trung trong tâm vào các khâu kỹ thuật cắt tỉa, sửa dụng hợp lý thuốc BVTV, phân bón trong quá trình chăm sóc, các giải pháp nâng cao sức khỏ đất, phục hồi và phát triển bộ rễ.
Kết quả trong năm 2020 – 2022 đã tổ chức được 58 lớp, tập huấn cho trên 2.030 lượt cán bộ cơ sở và nông dân tham gia. Xây dựng và thực hiện thành công 02 mô hình phòng chống hiện tượng suy thoái trên cây cam với quy mô 07 ha tại các huyện Con Cuông, Yên Thành và đang xây dựng thực hiện 01 mô hình trồng mới và tái canh cây cam tại huyện Yên Thành.
z3827917104892 247a0a9f102b6bb6a0c468f15a14d8cf
Tiến sỹ Hà Minh Thanh, TS. Nguyễn Thị Bích ngọc (viện BVTV) kiểm tra đánh giá thực tế sâu bệnh hại cam tại Nghã Đàn, Nghệ An

Qua trao đổi trược tiếp với nông dân tại các lớp tập huấn và kết quả khảo sát thực tế tại các vùng trồng cam cho thấy: Hiện nay trình độ chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại trên cây cam của đa số nông dân vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong khâu cắt tỉa, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp bảo vệ, cải tạo nâng cao sức khỏe đất. Mặt khác ngoài các sinh vật gây hại thông thường thì các bệnh hại nguy hiểm, khó phòng trừ trên cây cam như bệnh greening, vàng lá thối rễ, bệnh do nấm, tuyến trùng có nguồn gốc trong đất,... phát sinh gây hại ngày càng nghiêm trọng.
Vậy, việc quản lý sinh vật gây hại trên cây cam chỉ có thể đạt hiệu quả trên cơ sở sở hiểu biết về hệ sinh thái vườn cam, kết hợp hài hòa, hợp lý các biện pháp riêng lẻ lại với nhau và gọi chung là “biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại”./.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Minh Thu - Phòng Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây