Một số việc cuối vụ cần quan tâm đối với SX Lúa vụ xuân 2023

Thứ năm - 13/04/2023 05:23 896 0
Một số việc cuối vụ cần quan tâm đối với SX Lúa vụ xuân 2023



Vụ Xuân năm nay toàn tỉnh đã gieo cấy được 91.431,15 ha/KH 91.000 ha, đạt 100,47 % so với kế hoạch. Theo rà soát, đánh giá của các địa phương dự kiến diện tích lúa trổ như sau: Diện tích lúa trỗ trước 15/4: 10.492 ha; trỗ từ 16/4 đến 25/4: 39.012 ha; trỗ từ 26/4-05/5: 35.020 ha; trỗ từ 05-20/5: 6.696 ha.
Về tình hình sâu bệnh hại chính: Tính đến đầu tháng 4 diện tích nhiễm một số đối tượng gồm: Chuột 1.378,1 ha; Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn 27,4 ha; Bệnh đạo ôn lá 1.601,25 ha; Khô vằn 1.388,9 ha. Các đối tượng dịch hại khác phát sinh gây hại cục bộ ở mức độ nhẹ.

CB chi cục TT&BVTV + Phòng NN huyện Nam Đàn kiểm tra lúa vụ xuân 2023

Thời gian kết thúc vụ xuân chỉ còn gần 2 tháng, để bảo đảm vụ xuân thắng lợi các địa phương cùng bà con nông dân cần quan tâm làm tốt một số việc sau:
1, Thường xuyên thăm đồng nắm rõ tình hình sinh trưởng Lúa, tình hình dịch hại trên từng trà lúa, từng giống lúa, từng ruộng lúa cụ thể của Thôn, Xóm, gia đình để có biện pháp quản lý phù hợp.
- Đối với trà lúa bắt đầu làm đòng (tượng khối sơ khởi - đòng đất) cần bón thúc Ka ly, đạm,…kịp thời theo quy trình đối với từng giống Lúa, ruộng phải có đủ nước cho Lúa làm đòng thuận lợi để có năng suất cao; có điều kiện tùy từng ruộng có thể phun thêm chế phẩm thúc đòng, phân bón lá,…
- Đối với trà Lúa đã làm đòng, đòng lớn,…ruộng phải đủ nước, tùy từng ruộng để có thể bón thúc thêm bảo đảm Lúa đủ dinh dưỡng nuôi đòng, nuôi hạt; có điều kiện có thể phun thêm chế phẩm thúc đòng, thúc hạt, phân bón lá,…
2, Kiểm tra các đối tượng dịch hại để phòng trừ kịp thời, trong giai đoạn này cần quan tâm các đối tượng như: Chuột, Bệnh Khô Vằn, Bệnh Đạo ôn cổ bông, Bệnh Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, Bệnh Lem lép hạt, Nhện gié, Rầy nâu,…nhất là thời kỳ lúa bắt đầu trỗ gặp thời tiết mưa, âm u, ẩm độ cao kéo dài.
- Kinh nghiệm thực tế cho thấy vào giai đoạn lúa trỗ kết hợp thuốc phòng trừ Bệnh Đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn với Bệnh đen lép hạt cho hiệu quả rất cao.
- Một số thuốc như sau:
+ Phòng trừ chuột: Kết hợp dùng các loại bẫy để bắt chuột, khi dùng thuốc thì phải bảo đảm nhiều hộ cùng dùng, cùng xứ đồng,…và phải đặt thuốc (đã trộn mồi sẵn hoặc tự trộn mồi) vào đường đi của chuột, trước cửa hang, khu vực chuột ẩn nấp nhiều như: cồn vệ, mương máng, bãi tha ma, gần đồi, trang trại,…bằng một số thuốc (Rat K 2%D, Storm 0.005%block bait, Gimlet 0,2 GB, Racumin 0,75TP, Broma 0.005ab,…).
+ Thuốc trừ bệnh khô vằn: Validamycin (Jinggang meizu 5-10WP, Validacin 3-5L, Vida 5WP...); Hexaconazole (Anvil 5SC,….);
+ Thuốc trừ Bệnh lem lép hạt: Difenoconazole + Propiconazole (Tilt super 300ND,…); Propiconazole (Tiptop 250 EC, Tilt 250 EC,…);  Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325 SC,…); Tebuconazole +  Trifloxystrobin (Nativo 750WG,...);…
+ Thuốc trừ bệnh đạo ôn cổ bông: Tricyclazole, Isoprothiolane, Propiconazole, Fenoxanil, Tebuconazole,…(Beam 75WP, Filia 525SE, Bankan 600WP, Bump gold 40WP, Kabim 30WP, Katana 20SC, Vista 72.5 WP,...)
+ Thuốc trừ bệnh bạch lá vi khuẩn: Bronopol (Xantoxin 40WP,…), Bismerthiazol (Xanthomix 20WP,…), Kaxugamycin (KasuminWP,…).
+ Thuốc trừ Rầy nâu:  Fenobucarb (Bassa 50EC,…); Imidaclorip (min 96%) (Anvado 100WP, Sectox 100Wp,...), Buprofezin 150g/kg + Imidaclorip 100g/ga (Cytoc 250WP,...),  Buprofezin 100g/kg + Chlorpyrifos Ethyl 400g/kg (Penalty gold 50WP,...).  
* Chú ý: Ruộng đang bị bệnh không được bón thúc đạm và phân bón lá, phun đủ lượng nước - thuốc trên đơn vị diện tích, phun xong gặp mưa thì phải phun lại,….
3, Chuẩn bị nhân lực, máy móc, dụng cụ,…để tập trung thu hoạch nhanh gọn Lúa xuân khi đủ độ chín, các địa phương nên hợp đồng máy gặt thu hoạch theo từng khu đồng, trà lúa,…;   
4, Chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ Hè thu – Mùa 2023:
- Không tháo cạn nước trong thời kỳ lúa chín, giữ nước để làm đất sau khi thu hoạch Lúa xuân;
- Chuẩn bị đất ruộng mạ (vùng gieo mạ tập trung), vùng không tập trung thì thu hoạch trước một ít diện tích đủ gieo mạ Hè thu (khi lúa chín khoảng 70 - 80%);
- Chuẩn bị đủ giống, phân bón (hữu cơ, vô cơ, vôi, thuốc BVTV,…) phục vụ cho gieo cấy hè thu – Mùa; Đối với Lúa thuần không nên dùng giống tự để mà nên mua giống xác nhận để gieo cấy bảo đảm năng suất và hạn chế sâu bệnh;
                                                            Nghệ An, Tháng 4 năm 2023
                          Nguyễn Đình Hương – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
  
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây