CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH NGHỆ AN
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH NGHỆ AN
Nghe An Crop Production and Plant Protection Sub Department
Hướng nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt vụ Đông 2024
Thứ tư - 21/08/2024 04:37940
Vụ Đông là vụ sản xuất thứ 3 trong năm với diện tích gieo trồng khoảng 35.000ha cho các loại cây trồng (Ngô, Lạc, Rau đậu các loại, Khoai Lang, Khoai Tây...). Là vụ sản xuất hàng hóa, các sản phẩm rau được tiêu dùng nhiều trong dịp tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, sản xuất vụ Đông lại chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện thời tiết cao điểm của mùa mưa bão đầu vụ và cũng chịu tác động bởi các khó khăn khác như: Thiếu nhân lực lao động, giá vật tư đầu vào cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch hại cây trồng,...Vậy để phát huy được hiệu quả và tăng giá trị kinh tế cho sản xuất vụ Đông 2024 cần thực hiện tốt theo hướng sản xuất sau: I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH Toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 34.690 ha cây trồng vụ Đông các loại. Trong đó, diện tích trên đất bãi ven sông khoảng 8.650 ha, diện tích đất màu ven biển khoảng 4.700 ha, diện tích trên đất lúa 2.295 ha và diện tích trên đất màu đồng khoảng 19.045 ha. Mục tiêu phấn đấu về diện tích, năng suất, sản lượng của các cây trồng như sau:
TT
Loại cây trồng
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1
Cây ngô
19.000
Trong đó: Ngô trên đất 2 lúa
1.500
11
Cây ngô lấy hạt
15.000
48,5
72.750
12
Ngô lấy thân lá làm thức ăn cho bò
4.000
325
130.000
2
Cây lạc
1.000
26,5
2.650
3
Rau đậu các loại
13.200
140
184.800
Trong đó: Diện tích rau trên đất lúa
500
140
7.000
4
Khoai lang
1.240
72
8.928
Trong đó: Diện tích khoai lang trên đất lúa
295
72
2.124
5
Khoai tây
280
200
5.600
Trong đó: Diện tích khoai tây thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm
223
190
4.237
II. HƯỚNG SẢN XUẤT 2.1. Đối với sản xuất Ngô: Từ trước đến nay sản xuất Ngô ở tỉnh ta chủ yếu để lấy hạt phục vụ chăn nuôi và bán ra thị trường, hiện nay sản xuất Ngô đang có sự chuyển dịch theo hướng có giá trị cao hơn đó là Ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi và Ngô lấy bắp ăn tươi. Ngô vùng đất bãi ven sông ở Thanh Chương
- Đối với sản xuất Ngô lấy hạt: Chọn các giống Ngô có tiền năng năng xuất cao như: DK6919S; CP511; CP519; CP501S; NK6275; NK6101BGT; NK7328Bt/GT; LVN14,…(với năng xuất và giá ngô như hiện nay cho thu nhập từ 25–30.000.000đ/ha/vụ). Trồng đúng thời vụ (trên đất 2 lúa kết thúc trước 30.9 và chỉ trồng ở vùng bảo đảm an toàn không bị ngập lụt khi gặp mưa lớn; Vùng cát ven biển, vùng đồi vệ,...trước 20/9; Vùng bãi ven sông tùy vào tình hình hết mưa lụt mới trồng và chăm sóc tốt đúng quy trình kỹ thuật). Trồng Ngô chuyển gen hạn chế sâu keo mùa thu. - Đối với sản xuất Ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi: Nhu cầu tiêu thụ Ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp như: Cty Cp ứng dụng công nghệ cao Quốc tế (thuộc tập đoàn TH True milk) các công ty, trang trại nuôi Bò, Trâu,...là rất lớn, vì vậy diện tích trồng ngô sinh khối không ngừng được tăng lên sau hàng vụ, hàng năm. Theo kế hoạch đăng ký của các địa phương vụ Đông 2024 toàn tỉnh sẽ gieo trồng 4.000ha. Sản xuất Ngô sinh khối có những hiệu quả sau: + Về kinh tế: Trồng ngô sinh khối có năng xuất từ 35 – 50 tấn cây/ha/vụ, giá bán hiện nay từ 850.000 – 1.000.000đ/tấn sẽ cho thu nhập 29 – 50triệu/ha (Tính năng xuất bình quân 40.000 tấn/ha x 850.000đ/tấn = 34.000.000đ/ha/vụ (so với ngô lấy hạt sẽ tăng được từ trên 4 triệu/ha trở lên). + Rút ngắn thời gian thu hoạch: Trồng ngô sinh khối “làm thức ăn chăn nuôi” rút ngắm được thời gian thu hoạch khoảng 15 ngày nên nhiều vùng đất có thể bố trí được 3-4 vụ/năm, đặc biệt ngô trên đất 2 lúa thì rút ngắm được thời gian để kịp gieo trồng Lúa vụ Xuân năm sau. + Hạn chế được thiệt hại do mưa: vào mùa mưa nếu trồng ngô lấy hạt thì gặp khó khăn trong việc thu hoạch và phơi hạt, còn ngô lấy sinh khối thì hạn chế được việc này và có trường hợp ngô gặp mưa gió thụ phấn kém thì vẫn thu hoạch làm thức ăn cho bò bình thường , đặc biệt là bò lấy thịt. - Về sản xuất Ngô lấy bắp ăn tươi: Hiện nay nhu cầu về ngô ăn tươi “ngô luộc, ngô nướng” đang tăng cao, đặc biệt thị trường thành phố, thị xã,...Trồng ngô thu hoạch bắp ăn tươi cho hiệu quả kinh tế rất cao (bình quân 30.000bắp/ha x 2.000.000đ/bắp = 60.000.000đ/ha/vụ); Ngô trồng thu hoạch bắp ăn tươi có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng trên dưới 80 ngày nên rất phù hợp cho sản xuất ngô trên đất 2 lúa ở vụ Đông, sau thu hoạch bắp thân ngô vẫn sử dụng làm thức ăn cho Trâu, Bò,... * Một số chú ý về sản xuất Ngô sinh khối và thu hoạch bắp ăn tươi: + Trồng Ngô sinh khối muốn có năng xuất cao trước hết phải chọn được các giống Ngô có tiềm năng cho sinh khối lớn như: NK7328; SSC 586; AVA 3668; AG 69; PSC 747,... Bố trí gieo trồng ở những chân ruộng đất tốt; trồng với mật độ dày từ 6,5 – 7,0 vạn cây/ha; đầu tư phân bón cao; phải ký hợp đồng với các công ty, trang trại nuôi Bò có nhu cầu về thức ăn; Nên rải vụ trồng không trồng tập trung cùng lúc diện tích lớn để rải thời gian thu hoạch,... + Với Ngô thu hoạch bắp ăn tươi: Nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn các giống Ngô nếp thơm, dẻo, màu sắc,... phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để trồng, các giống Ngô đang thịnh hành hiện nay như: Các giống NH68; MX6; Fancy 111 (ngô màu tím); ADI 688; HN 90; HN92,...Có thể trồng xem với lạc, đậu, trồng trên đất 2 lúa vụ Đông, đất bãi,...Trồng mật độ vừa phải và chăm sóc bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhất là sâu đục bắp nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn trước lúc thu hoạch,... 2.2. Đối với sản xuất Lạc: Tiến hành trồng sớm khi chưa có mưa to, mưa kéo dài và kết thúc trồng trước 15/9 với các giống L14; L23; L26; Sen lai 75/23; TK10; L20,... 2.3. Đối với sản xuất rau: Nhu cầu tiêu dùng lớn, đặc biệt trong dịp tết nguyên đán. Để nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất rau vụ Đông cần đi theo hướng sau: - Trồng rau vụ Đông sớm: Tận dụng những diện tích đất nhàn rỗi không gieo trồng trong vụ hè, đất thu hoạch lúa vụ Hè thu sớm, đất bãi,...để trồng các loại rau vụ Đông sớm như: Cà dừa, cà tím, dưa chuột, mướp đắng, rau cải, bí xanh, rau ăn lá,...Rau vụ Đông sớm cho thu nhập cao do vụ Hè khó trồng và đầu vụ Đông lượng rau còn ít. Cà vụ Đông sớm ở Quỳnh Lưu - Trồng rau vụ Đông chính vụ: rau được trồng nhiều trong các tháng 9,10,11,12 và có rất nhiều loại rau như nhóm rau ăn lá, rau củ quả, rau thơm,...Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng hiện nay là các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, các loại rau này đồng thời khi bán cũng có giá cao nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại rau trồng trong vụ Đông như: Các loại rau ăn lá, Các loại cà, Xúp lơ, bắp cải, xu hào, Mướp đắng, mướp lào “mướp lặc lè”, Khoai tây, Khoai lang, Đậu cô ve, Măng tây, hành các loại, tỏi, ớt cay, cải củ, bí xanh, bí đỏ, dưa lê, dưa đỏ, dưa lưới,... SX rau vụ Đông trên đất 2 Lúa ở Đô Lương
Chú ý: * Cần căn cứ nhu cầu tiêu thụ, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tính chất đất, kinh nghiệm và khả năng canh tác của từng gia đình, từng vùng,... để gieo trồng cho phù hợp, trồng rải vụ và không gieo trồng một loại rau quá nhiều diện tích trách thu hoạch cùng lúc giá bán thấp. * Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, trồng trong nhà lưới, sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc BVTV sinh học,...bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ký hợp đồng với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để tăng giá trị và ổn định sản xuất theo hướng bền vững. Nguyễn Đình Hương