Một số biện pháp cần lưu ý để chống rét cho cây trồng.

Thứ ba - 23/01/2024 19:46 729 0
Hiện nay tổng diện tích lúa gieo, cấy đã thực hiện trên 67.000ha/KH 91.000ha. Tuy nhiên hiện nhiệt độ không khí xuống thấp, một số khu vực núi cao nhiệt độ đã ở mức rét hại. Như vậy, dù năm nay nhận định là một năm ấm nhưng trong mùa đông việc xuất hiện các đợt rét đậm rét hại là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, đối với những cây con, cây mới trồng bị sương giá, các tế bào của cây có thể bị phá hủy, các lá non bắt đầu có những dấu hiệu như quăn đầu lá, vàng lá, rụng lá,… Trong trường hợp cây chịu ảnh hưởng nặng bởi rét hại, sương giá khiến cho các tế bào của cây có thể bị phá hủy dẫn tới cây trồng có thể bị chết. Như vậy, để bảo vệ cây trồng trong các đợt rét hại bà con nên căn cứ thực tế, khả năng cũng như đối tượng cụ thể để lựa chọn biện pháp phù hợp thực hiện là điều cần thiết.
Một số biện pháp cần lưu ý để chống rét cho cây trồng.
Hiện nay tổng diện tích lúa gieo, cấy đã thực hiện trên 67.000ha/KH 91.000ha. Tuy nhiên hiện nhiệt độ không khí xuống thấp, một số khu vực núi cao nhiệt độ đã ở mức rét hại. Như vậy, dù năm nay nhận định là một năm ấm nhưng trong mùa đông việc xuất hiện các đợt rét đậm rét hại  là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, đối với những cây con, cây mới trồng bị sương giá, các tế bào của cây có thể bị phá hủy, các lá non bắt đầu có những dấu hiệu như quăn đầu lá, vàng lá, rụng lá,… Trong trường hợp cây chịu ảnh hưởng nặng bởi rét hại, sương giá khiến cho các tế bào của cây có thể bị phá hủy dẫn tới cây trồng có thể bị chết. Như vậy, để bảo vệ cây trồng trong các đợt rét hại bà con nên căn cứ thực tế, khả năng cũng như đối tượng cụ thể để lựa chọn biện pháp phù hợp thực hiện là điều cần thiết.

Thứ nhất: Chăm sóc cây lúa mới cấy và mạ gieo sạ trên ruộng: Đối với diện tích lúa đã cấy gặp thời tiết bất lợi như giá rét như hiện nay thì nên cho nước vào ruộng, để mực nước trong ruộng luôn ở mức 3-5cm để giữ ấm cho cây lúa và bộ rễ cây. Đối với những ruộng gieo sạ thì không nên cho nước vào ruộng sẽ khiến cây mầm bị chết, lúc này nên rải đều tro bếp hoặc phân lân lên khắp ruộng để giữ ấm. Trong điều kiện rét dậm, rét hại bà con lưu ý tuyệt đối ngưng ngay việc bón phân đạm, NPK cũng như các loại phân bón lá cho cây vào những ngày rét đậm, rét hại và khi thời tiết ấm trở lại (≥18oC) thì nên mới tăng cường bón phân thúc.
Thứ 2: Đối với diện tích mạ chưa cấy bà con cần tăng cường chăm sóc mạ xuân giúp cây khỏe mạnh. Tốt nhất, trong điều kiện có thể bà con nên tro bếp lên bề mặt luống mạ. Luôn giữ ẩm cho mạ (đối với mạ sân), không nên để luống mạ khô hạn. Khi nhiệt độ dưới 15oC vào ban đêm nên cho nước vào trong ruộng ngập 1/3 - 1/2 chân mạ, đến sáng thì nên rút cạn nước và phủ kín nilong lên trên mặt luống là biện pháp chống rét hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Đồng thời khi mạ đến tuổi cấy nhưng nếu nhiệt độ dưới 13oC thì không nên cấy mà giữ mạ lại khi nhiệt độ ấm mới nên cấy như vậy để sau cấy lúa nhanh thích nghi và bén rễ mới, hồi phục lại. Đối với diện tích lúa chưa sạ, bà con lưu ý khâu làm đất đảm bảo bằng phẳng, tạo rãnh phù hợp không để có vũng nước khi gieo gặp lạnh gây chết làm mất mật độ lúa sạ. Để lúa không bị chết bà con cần ngưng ngay việc sạ khi nhiệt độ xuống dưới 130C.
Thứ 3: Đối với rau màu các loại, để chống rét hữu hiệu nhất là chăm sóc, bón phân cân đối, đặc biệt tăng lượng phân hữu cơ để cây rau màu có thể phát triển khỏe mạnh. Khi trồng cây rau màu vào vụ đông cần tìm hiểu kỹ các loại rau thích hợp trồng vào vụ, có khả năng chịu lạnh tốt. Khi trồng cây con xuống ruộng cần chú ý đến thời tiết, nên chọn những ngày nắng ấm, nhiệt độ trung bình trên 15oC. Sau khi trồng cây nên tưới nước thường xuyên nhằm cung cấp nước đủ ẩm để giữ ấm cho cây rau. Kết hợp tủ gốc cho cây bằng rơm, rạ, trấu gạo hoặc tro bếp. Khi cây đã ổn định nên tưới phân kali và lân cho cây để giúp cây phục hồi tốt nhất là dùng nước giải đã ngâm ủ hoai cùng với lân. Đồng thời bà con cũng cần kiểm tra, thăm đồng thường xuyên để nắm bắt được tình trạng của cây và tình hình sâu bệnh hại trên cây rau màu để kịp thời phòng và điều trị cho cây. Trong trường hợp thời tiết có sương muối bà con cần áp dụng che chắn cho cây rau hoặc sử lý ngay cho cây khi có hiện tượng sương muối xuống bằng bơm, tưới để trôi sương tránh tình trạng mặt trời lên chiếu xuống làm lụi cây, cháy lá. Cũng tương tự như đối với lúa, các cây trồng khác như: lạc, đậu tương, ớt, ngô cũng không được gieo trồng khi nhiệt độ thấp dưới 13oC cho dù thời vụ đã đến.
Thứ 4: Đối với cây ăn quả, cây dài ngày nếu không được chăm sóc đúng cách và gặp thời tiết bất lợi như đợt rét đậm, rét hại như hiện nay và trong những đợt rét đạm, rét hại tới cây sẽ bị tổn thương và bị sâu bệnh hại tấn công, khiến cho năng suất giảm, nặng hơn có thể khiến cây bị chết. Sáng sớm vào những ngày rét đậm, đặc biệt khi có sương muối cần dùng vòi nước xịt lên để rửa lá làm trôi sương. Đồng thời, bà con cần sử dụng rơm rạ, cỏ khô, màng phủ nilong,… để tủ xung quanh gốc cây. Đối với những cây đã bị thiệt hại bởi đợt rét hại, cây vẫn có khả năng để phục hồi thì nên tiến hành các biện pháp như quét vôi vào gốc cây, tủ gốc, tưới nước, chăm sóc, bón phân cho cây nhanh phục hồi. Để giúp cây phục hồi bà con có thể kết hợp một số loại phân bón với các chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng tăng khả năng chịu lạnh cho cây và giúp tăng khả năng hấp thụ phân bón là điều cần thiết.
          Thứ 5: Đối với hoa cây cảnh chơi tết để tránh rét hại (≤ 130C) bà con có thể di chuyển chậu cây vào nới có mái che như hiên, hành lang để chống rét cho cây, điều nay sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn. Tiến hành tưới nước cho cây bằng nước ấm, nhiệt độ nước tưới cây thích hợp là khoảng 360C, thời điểm tưới cây thích hợp trong mùa rét là vào lúc 2-3 giờ chiều. Ngoài ra cũng có thể tưới cho cây bằng nước vo gạo, đạm cá, NA.Organic.01,... đây là một trong những nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của cây. Đối với cây cố định ở ngoài vườn bà con có thể dùng nilon trùm xung quanh cây để tránh rét cho cây nhưng hãy nhớ tạo một vài lỗ thoát khí để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây xanh. Đối với những cây to đã trồng lâu năm, cách giữ ấm cho cây đơn giản hơn, cụ thể: sử dụng tro, trấu ủ thêm vào gốc, Kali có trong tro, trấu sẽ tăng sức đề kháng cho cây và giữ ấm phần nào nhiệt độ cho rễ cây. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nilon, vải cuốn thân cây để tránh rét cho cây. Thời tiết lạnh giá đi kèm sương muối của mùa đông kéo dài khiến cây dễ bị chết, vàng lá hay yếu đi trông thấy. Chúng ta có thể phun vitamin B1 dành cho cây trồng với nồng độ thấp mỗi ngày hoặc vài ngày một lần tùy theo tình trạng của cây. Cách đơn giản này có thể giúp cây được tiếp thêm dưỡng chất cần thiết, kích thích cây ra rễ nhanh và hạn chế được sâu bệnh, vàng lá trong mùa đông. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể áp dụng sưởi ấm bằng bóng đèn để điều chỉnh tăng tốc độ để có hoa vào dịp tết.
Như vậy, các địa phương, đặc biệt là UBND các xã, phường, thị trấn cần lưu ý thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết, thiên tai để hướng dẫn bà con tổ chức phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi kịp thời khi có rét đậm, rét hại xẩy ra.
 

Tác giả bài viết: Duy Hải, chi cục TT&BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây