Vụ Xuân năm 2022 toàn tỉnh đã gieo trồng được 70.836,13 ha/KH 131.700 ha đạt 53,78% kế hoạch. Trong đó: Cây lúa,tổng diện tích mạ đã gieo là 1.915,69 ha, trong đó diện tích mạ lúa lai 973,51 ha, diện tích mạ lúa thuần 942,18 ha, diện tích mạ phủ nilon là 1.896,19 ha, đạt 98,98% diện tích mạ. Tổng diện tích lúa đã gieo cấy là 54.928,95 ha/KH 91.000 ha, đạt 60,36% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa gieo sạ là 21.375,65 ha, tập trung tại các huyện: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Thanh Chương, Tân Kỳ, Yên Thành, … diện tích lúa cấy là33.553,30 ha, tập trung tại các huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông, Quỳ Châu, ... Cây ngô, tổng diện tích gieo trồng 7.506,55 ha/KH 17.500 ha, đạt 42,89% so với kế hoạch; tập trung tại các huyện: Nghi Lộc, Nam Đàn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, ... Cây lạc, tổng diện tích gieo trồng 4.263,00 ha/KH 10.200 ha, đạt 41,79% so với kế lhoạch; tập trung tại các huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, ... Cây rau các loại, tổng diện tích gieo trồng 3.914,03 ha/KH 12.000 ha, đạt 32,62% so với kế hoạch; tập trung tại các huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, TX Hoàng Mai, Nam Đàn, ... Cây đậu, tổng diện tích gieo trồng 223,60 ha/KH 1.000 ha, đạt 22,36% so với kế hoạch, tập trung tại các huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, ... Một số giải pháp cần tập trung chỉ đạo trong thời gian tới - Đối với cây lúa
+ Tuyệt đối không cấy, gieo sạ lúa vào những ngày rét đậm, rét hại (nhiệt độ trung bình ngày đêm dưới 150C). Khi thời tiết ấm, nhiệt độ trên 15 0C tiếp tục cấy những trà mạ đủ tuổi nhằm đảm bảo thời vụ.
+ Trên lúa cấy luôn duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm để giữ ấm cho lúa cấy, tiến hành các biện pháp chăm sóc để cây lúa sinh trưởng tốt: làm cỏ, xới xáo, bón thúc tập trung, không bón phân lai rai để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu; với diện tích lúa mới gieo sạ không tháo nước vào ruộng, duy trì nước ở rãnh, đảm bảo mặt luống luôn đủ ẩm.
+ Dự phòng đủ hạt giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn để gieo cấy bổ sung trong trường hợp mạ, lúa mới gieo cấy bị chết rét.
- Đối với cây rau màu
+ Tăng cường kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu, bệnh hại theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Thực hiện các biện pháp trồng, chăm sóc, bảo vệ các cây rau màu theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; vệ sinh đồng ruộng và trồng quay vòng nhanh các loại cây rau ngắn ngày trên diện tích đã thu hoạch.
+ Hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ rau màu trong trường hợp xảy ra rét đậm, rét hại và sương giá như: Che phủ nilon, tăng cường lân, kali, tưới nước vào buổi sáng để làm tan sương giá, ...
+ Tiếp tục tìm kiếm các đối tác, doanh nghiệp để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau màu cho nông dân.
- Rà soát nguồn nước để có kế hoạch chuyển đổi những diện tích trồng lúa không đảm bảo nước suốt cả vụ hoặc kém hiệu quả sang gieo trồng các cây trồng khác có giá trị hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo và phòng trừ dịch hại cây trồng. Đặc biệt chú ý các dịch hại chính trên cây lúa như: Bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng, chuột hại, ...; trên cây ngô: Sâu keo màu thu, ...; trên cây rau: bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, thối gốc, bệnh khô đầu lá hành, rệp muội, dòi đục lá, ...; trên cây lạc: bệnh thối gốc mốc trắng, ...
- Tăng cường phân công cán bộ xuống cơ sở để đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các nội dung trên, kịp thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức sản xuất để báo cáo và có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả./. PHÒNG TRỒNG TRỌT