Kỳ vọng cho đất sâu trũng thường xuyên ngập lụt cuối sông Lam!

Thứ ba - 31/10/2023 20:34 500 0
Cùng cả nước, Nghệ An đang tích cực chuyển dịch sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng sang kinh tế nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao. Tuy nhiên, diện tích các cây trồng được liên kết tiêu thụ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong những năm qua còn thấp, riêng vụ xuân 2023, diện tích liên kết tiêu thụ đạt 3.271,16ha/135.350,99ha (chiếm tỷ lệ 2,42%).
Kỳ vọng cho đất sâu trũng thường xuyên ngập lụt cuối sông Lam!
Như vậy, diện tích lúa hàng hóa gắn liên kết, bao tiêu sản phẩm còn thấp hơn rất nhiều! Nên chăng, sản xuất lúa từ đơn giá trị cần được xem xét để sản xuất dịch chuyển theo hướng đa giá trị dựa trên yếu tố cá biệt, lợi thế bắt đầu ở một số vùng ở Nghệ An ta cũng cần được quan tâm, xem xét để thực hiện.       
Theo kết quả tổng hợp từ các địa phương, diện tích chuyển đổi vụ Xuân 2023 là 28,16ha, trong đó chuyển dổi trên đất 02 vụ lúa là 20,06ha, chuyển đổi trên đất 01 vụ lúa là 8,10ha. Chuyển đổi cây hàng năm (ngô, dưa các loại) là 12,30ha, chuyển đổi sang cây lâu năm 5,28ha, chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 5,30ha. Kết quả trên cho thấy, kết quả đạt được trong chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả quả thực quá khiêm tốn!
 


 
 
Nam Đàn hiện có trên 1.000ha đất lúa không thể sản xuất được lúa hè thu do hạn đầu vụ, ngập ứng giữa và cuối vụ, gồm các xã; Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường, Nam Kim và vùng bầu nón như: Nam Thanh, Xuân Hòa, Nam Anh, Vân Diên. Hưng Nguyên có 1.300ha, gồm các xã như: Hưng Lợi, Hưng Phúc, Hưng Thịnh, Hưng Mỹ, Hưng Đạo, Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam. Như vậy, với diện tích trên 2.300ha chỉ có thể sản xuất 01 vụ lúa/năm nói trên có nhiều địa phương, nhiều xã có phần nhiều diện tích ngoài đê sông Lam thường xuyên ngập lụt (mùa mưa) như: xã Hưng Thịnh - Phúc - Lợi - Mỹ - Châu Nhân huyện Hưng Nguyên; xã Nam Kim - Trung - Phúc - Cường - Khánh Sơn thuộc huyện Nam Đàn. Trong diện tích lúa của các xã nói trên hiện chỉ sản xuất được 01 vụ Lúa/năm. Đây là khó khăn, thách thức, Nhưng? Đây cũng cần xem như là nơi có diện tích có cơ hội biến sản xuất lúa từ đơn giá trị sang sản xuất lúa theo hướng sinh thái đa giá trị.
Trong xu thế tất yếu yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn về sản xuất nông sản sạch, chất lượng cao. Vùng đất lúa sâu trũng gần cửa sông, cửa biển đã nhiều nơi biến “nguy thành cơ” từ Bắc - Trung - Nam điển hình như: Sản xuất lúa - rươi ở các tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, …; Hà Tĩnh, Thanh Hóa, …; hay như mô hình “con tôm ôm cây lúa” ở Cà Mau,…. Như vậy, có thể nói cách nghĩ, cách làm sáng tạo đã góp phần chuyển dịch từ sản xuất lúa đơn giá trị chuyển sang sản xuất lúa đa giá trị. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, thu nhập của nông dân tăng lên thì hệ sinh thái dồng ruộng đa dạng hơn, môi trường nước, môi trường đất, không khí ở khu vực cũng được nâng lên chưa kể có nơi còn là yếu tốt tích cực để góp phần để phát triển du lịch.
Trong sản xuất lúa - rươi chúng ta thấy hoàn toàn trái ngược quan điểm “cày sâu, bừa kỹ” của nông nghiệp truyền thống. Trên các cánh đồng lúa - rươi nông dân không áp dụng cày sâu bừa kỹ vì ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển của rươi. Không những vậy, đây cũng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và ổn định hệ vi sinh vật trong đất theo quan điểm khoa học đất tích cực hiện nay. Tuy nhiên, trong sản xuất lúa - rươi nên áp dùng gieo trồng các giống lúa nếp, lúa chất lượng trên yêu cầu kháng khá với sâu bệnh hại. Để hạn chế sâu bệnh hại nhất thiết bà con phải áp dụng cấy thưa. Rươi cũng như giun, thức ăn là mùn, xác động thực vật, tảo, phù du,… Do đó, nhiều nơi, nhiều vùng bà con áp dụng bổ sung lượng lớn các loại phân hữu cơ hoai mục và tuyệt đối nói không thuốc BVTV hóa học, thuốc trừ cỏ và phân bón hóa học. Ngay như với cỏ dại, cũng nên áp dụng thông qua việc điều tiết nước hợp lý để hạn chế phát triển, khi thật cần thiết thì cũng chỉ áp dụng phương pháp làm cỏ thủ công. Thu hoạch lúa trong sản xuất lúa - rươi cũng áp dụng thu hoạch thủ công, sau thu hoạch chỉ dùng máy dập qua vùi rạ sau ngay sau khi đã rắc chế phẩm vi sinh hỗ trợ thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ. Như vậy, để nuôi dưỡng, tích lũy điều kiện cần và đủ để phát triển lúa lúa rươi cũng cần tâm, sức cũng như sự gia tăng đầu tư của bà con nông dân. Chính vì lẽ đó, để phát triển mở rộng lúa rươi trên những chân đất nói trên cần có chính sách đặc thù  khuyến khích đúng, đủ thúc đẩy phát triển (chính sách phải kéo dài trong 3-5 năm).
Qua tìm hiểu, chúng ta thấy trước kia nông dân không biết nuôi rươi, thường chỉ thu hoạch rươi tự nhiên vào “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng từ rươi rất lớn, hiệu quả kinh tế rất cao và cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nên hình thức sản xuất lúa - rươi được nông dân nhiều nơi áp dụng kết quả giá trị gia tăng hiệu quả kinh tế rất lớn (nhiều nơi hiệu quả đạt 150-250 triệu/ha/năm). Như vậy, dựa trên các vùng trũng gần cửa sông, cửa biển để chuyển dổi đất 01 vụ lúa đơn giá trị sang sản xuất theo hình thức lúa - rươi hướng sinh thái, đa giá trị cũng rất đáng để xem xét phát triển. Do thay đổi về tập quán canh tác, do mức đầu tư tăng lên muốn sản xuất lúa - rươi ở các địa phương có lợi thế nói trên rất cần sự quan tâm “đúng, đủ” của các cấp, các ngành. Diện tích thấp trũng nói trên chỉ sản xuất được 01 vụ lúa/năm nói trên cần được khẩn trương rà soát, quy hoạch để hỗ trợ bồi dưỡng đất, cải tạo chỉnh sửa hệ thống hạ tầng, ban hành chính sách đặc thù như hỗ trợ giống, phân bón, chế phẩm sinh học, để phát triển ứng dụng; cấp mã vùng, mã truy xuất nguồn gốc để quản lý,… để kịp thời khia thác có hiệu quả diện tích nói trên trong thời gian tới.
Hy vọng rằng với sự quan tâm đúng đủ của các cấp, các ngành cũng như chính bà con nông dân nơi đây. Diện tích sâu trũng chỉ sản xuất được 01 vụ lúa/năm khu vực ngoài đê cuối sông Lam của nhiều xã thuộc 02 huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn sẽ hình thành nên nhưng thương hiệu lúa hữu cơ, rươi đặc sản. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có quyền “kỳ vọng” thu nhập, hiệu quả kinh tế của người trồng lúa trên diện tích nói trên sẽ được nâng lên đúng tầm cũng như nắm bắt cơ hội góp thêm sản vật đặc sản hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh nhà.
                                                                                                                                                           Duy Hải
                                                                                                                                         Chi cục TT&BVTV Nghệ An
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây