Nhận định trọng tâm cần làm rõ trong tổ chức SXNN năm 2024.

Thứ sáu - 05/01/2024 07:33 572 0
Trên cơ sở bài học 2023 được kết luận trong cuộc họp trực tuyến ngày 04/01/2024 của Bộ N&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2023, xây dựng phương hướng tổ chức sản xuất nông nghiệp năm 2024. Từ định hướng phát triển 2024 đã được xác định: Tổ chức lại sản xuất; phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao và giảm phát thải khí nhà kính; phát triển nông nghiệp xanh bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ, tháo gỡ vướng mắc, trở ngại trong sản xuất và xác định sản xuất nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị theo như định hướng trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ có thể thấy được quan điểm thiết thực, thực tế trong xu thế tất yếu hiện nay.
Nhận định trọng tâm cần làm rõ  trong tổ chức SXNN năm 2024.

Trên cơ sở bài học 2023 được kết luận trong cuộc họp trực tuyến ngày 04/01/2024 của Bộ N&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2023, xây dựng phương hướng tổ chức sản xuất nông nghiệp năm 2024. Từ định hướng phát triển 2024 đã được xác định: Tổ chức lại sản xuất; phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao và giảm phát thải khí nhà kính; phát triển nông nghiệp xanh bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ, tháo gỡ vướng mắc, trở ngại trong sản xuất và xác định sản xuất nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị theo như định hướng trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ có thể thấy được quan điểm thiết thực, thực tế trong xu thế tất yếu hiện nay.
Chúng ta biết, định hướng của phát triển ngành nông nghiệp năm 2024 tham chiếu trên phương châm 16 chữ của Thủ tướng nêu của năm 2024 là “Kỷ cương, trách nhiệm - Chủ động, kịp thời - Tăng tốc, sáng tạo - Hiệu quả, bền vững” nông nghiệp Nghệ An nói chung, ngành trồng trọt Nghệ An nói riêng cũng rất cần dựa trên đặc thù, lợi thế để có phương án cụ thể để đồng hành cùng cả nước. Trên quan điểm đó, mỗi cá nhân của mỗi cán bộ ngành nông nghiệp cần quan tâm suy nghĩ qua đó tư duy để đề xuất giải pháp sát thực tế, phù hợp thực tiễn của địa phương đảm bảo tính khoa học để vận dụng cụ thể trong thực thi nhiệm vụ được giao là việc nên làm. Trên cơ sở nhận thức đó, từ quan điểm cá nhân về phát triển trồng trọt năm 2024 trong điều kiện thực tế của Nghệ An và những năm tới tôi mạnh dạn nêu một số nhận định sau.
Thứ nhất về “tổ chức lại sản xuất” trên điều kiện thực tế ngành sản xuất trồng trọt của Nghệ An chúng ta có thể nhận định còn nhiều tồn tại nhưng có thể kể đến như: Lực lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng già hóa, thiếu hụt lao động trong nông nghiệp ngày càng lớn do xu thế tất yếu dịch chuyển lực lượng lao động trẻ trong nông thôn sang phát triển công nghiệp, xuất khẩu lao động. Bên cạnh suy giảm thiếu hụt về lượng còn giảm cả về chất đối với lực lượng lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó, sản xuất trồng trọt dù đã được tiến hành áp dụng dồn điền đổi thửa nhưng cơ bản vẫn manh mún, nhỏ lẽ. Như vậy, khắc phục nguyên nhân tồn tại thiếu hụt lao động trên thì khâu trọng điểm để khắc phục là áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nhưng nguyên nhân tồn tại manh mún nhỏ lẽ lại cản trở chính trong việc áp dụng thực hiện giải pháp nói trên. Do đó, tìm kiếm giải pháp thỏa thuận, đổi mới để gắn kết để dịch chuyển sản xuất hình thức tiểu điền sang đại điền rất cần đổi mới tư duy trên phương châm “Tăng tốc, sáng tạo” để thông chốt trong tổ chức thực hiện. Trước mắt, sản xuất lúa ở các vùng trọng điểm, sản xuất ngô vùng bãi cần tổ chức đẩy mạnh cơ giới hóa, có quan tâm để đạt tỷ lệ làm đất bằng máy 100%, bơm tưới bằng máy đạt 100% diện tích, gieo trỉa bón phân bằng máy đạt 80%, phun thuốc bằng máy đạt 50%, thu hoạch lúa ngô áp dụng cơ giới đạt 100%, sấy lúa, ngô đạt 30% sản lượng,… Có như vậy mới góp phần khắc phục vấn đề thiếu hụt lao động hiện nay cũng như giúp giảm giá thành sản xuất lúa, ngô và ngô sinh khối nói riêng.Việc thay đổi tư duy toàn ngành nông nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp là một quá trình lâu dài, bền bỉ nhưng tổ chức lại sản xuất như thế nào để tiêu thụ nông sản bền vững trước mắt cần kết nối được trách nhiệm của người sản xuất với niềm tin của người tiêu dùng. Để làm được điều đó, mã vùng phải gắn với mã vạch và đảm bảo truy xuất nguồn gốc phải đi đồng bộ, từng bước lựa chọn sản phẩm ưu tiên để tổ chức thực hiện như: Cam, chanh; rau củ quả vùng chuyên canh,… Sản xuất an toàn, hiệu quả, bền vững cần duy trì hợp lý các liên kết  cả về chiều dọc lẫn chiều ngang.
Xử lý nước chăn nuôi tái phục vụ trồng trọt
                                                                     Ảnh 2: Tìm hiểu xử lý nước xả thải chăn nuôi phục vụ trở lại trồng trọt theo chuỗi.
Thứ hai “phát triển 01 triệu ha lúa chất lượng cao và giảm phát thải khí nhà kính” dù định hướng phát triển 01 triệu ha lúa CLC và giảm phát thải khí nhà kính tập trung ở vùng trọng điểm lúa của Miền nam, thế nhưng sản xuất lúa ở Nghệ An cũng nên xây dựng kế hoạch áp dụng từng phần có chọn lọc phù hợp điều kiện thực tế như: Vùng trọng điểm lúa, chủ động nước phải áp dụng tưới nông lộ phơi để gắn tiết kiệm nước với tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng khỏe, phát triển tốt, giảm chi phí sản xuất góp phần giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở phương châm “Chủ động, kịp thời” là việc trước mắt cần xem xét để tổ chức thực hiện.
Thứ ba ”phát triển nông nghiệp xanh bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ, tháo gỡ vướng mắc, trở ngại trong sản xuất” đây là yêu cầu cấp bách nhưng phạm vi rộng. Do vậy, trên điều kiện thực tế về trình độ lao động, khả năng đầu tư của nông dân để tổ chức sản xuất trồng trọt trên cơ sở thông minh, thích ứng để đảm bảo phương châm “Hiệu quả, bền vững”. Trong nhiều vấn đề, ưu tiên trọng tâm cần thực hiện là tăng cường khai thác, quản lý tốt nguồn phế phụ phẩm để có cơ sở tăng cường sử dụng nguồn phân bón hữu cơ (tại chỗ) để giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV hóa học trong sản xuất trồng trọt của Nghệ trong năm 2024 và là cơ sở khoa học, thực tiễn để áp dụng mở rộng trong thời gian tới. Trên cơ sở phương châm ”Chủ động, kịp thời” yếu tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là việc tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để hướng tới gắn việc ứng dụng số hóa trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển sản xuất trồng trọt ở Nghệ An nói riêng với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
          Thứ 4 việc “sản xuất nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị”. Trong điều kiện đặc thù của sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng cũng như phạm vi bài nên tôi chỉ lựa chọn nhấn mạnh việc cần khắc phục khâu yếu kém nhất hiện nay đó là chuỗi liên kết ít và lỏng lẻo. Như vậy để việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị trong sản phẩm sẽ là tiền đề quan trọng để Nghệ An từng bước tập trung có trọng tâm, trọng điểm để phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, chuyên nghiệp cần được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức thực hiện trên quan điểm phương châm ”Chủ động, kịp thời”. Như vậy, có thể thấy để phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, hiệu quả. Tích hợp đa giá trị để tạo ra giá trị gia tăng tối ưu trên một đơn vị diện tích canh tác, trong điều kiện đất nông nghiệp hiện nay như chịu tác động từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,…. Tích hợp đa giá trị để tạo ra giá trị tăng thêm dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thay cho thực trạng ngành nông nghiệp tăng trưởng dựa trên thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên thiên nhiên đang phổ biến hiện nay. Tích hợp đa giá trị là kết tinh tài nguyên bản địa, với các kỹ thuật, công nghệ chế biến tiên tiến và gắn liền với bản sắc văn hoá - xã hội, tạo thành thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tích hợp đa giá trị là kết nối hài hoà nông nghiệp truyền thống với các mô hình nông nghiệp hữu cơ, thông minh, tuần hoàn,... Để tiếp cận “đa giá trị”, ngoài các công trình hạ tầng, các đề án, kế hoạch phục vụ, hỗ trợ phát triển ngành trồng trọt hay mở rộng ra đến tất cả các vấn đề của ngành nông nghiệp, đều có thể được quan sát, nhìn nhận trong tổng thể của sự kết nối, của tính đa công dụng, đa chức năng, đa mục tiêu. Bên cạnh đó để sản xuất nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị bền vững cần gắn liên kết mở giữa sản xuất trồng trọt nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung với: Ngoại giao, du lịch, văn hóa; bảo vệ môi trường, công nghệ thực phẩm,… (công nghiệp nhẹ), chế tạo máy (công nghiệp nặng),…
          Túm lại, trên phương châm “Kỷ cương, trách nhiệm” yếu tố con người xác định là trung tâm nên việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp là then chốt. Trong đó trọng tâm cần đào tạo nguồn nhân lực, lực lượng nông dân, hướng đến nông dân thông minh, chuyên nghiệp, được huấn luyện nghề nông và cả ngành nghề phi nông nghiệp là yếu tố tiên quyết.
                                                                                                                                           

 

Tác giả bài viết: Duy Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây