Một số kỷ thuật lưu ý trong trồng, chăm sóc dưa lê!

Thứ tư - 03/04/2024 23:50 310 1
Hướng đãn kỷ thuật trồng, chăm sóc dưa lê
Hướng đãn kỷ thuật trồng, chăm sóc dưa lê
Dưa lê (Cucumis melo) là loài thảo mộc. Đặc tính của loài dưa này là vỏ mịn,vị thanh ngọt, có tính hàn nên được ưa chuộng bởi công dụng giải nhiệt trong mùa nắng nóng. Dưa lê là nhóm chính của nhánh Inodorus tức loại dưa vỏ nhẵn. Dưa lê có hình dạng từ tròn đến hơi bầu dục, kích thước , trọng lượng phụ thuộc nhiều vào giống, kỷ thuật chăm sóc. Loại quả này phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu bán khô hạn và được thu hoạch dựa trên độ chín chứ không phải kích thước. Độ chín của quả dựa trên màu vỏ quả từ màu trắng lục (chưa chín) đến màu vàng kem (đã chín). Chất lượng cũng được xác định bởi dưa lê có hình dạng gần như hình cầu với bề mặt không có vết xước hoặc khuyết tật. Qủa dưa lê đạt chất lượng có cảm giác nặng hơn so với kích thước thật của nó và có dạng sáp. Điều đó phản ánh tính toàn vẹn và chất lượng của thịt quả vì trọng lượng quả cũng có thể là do hàm lượng nước cao của quả chín. Cùng với dưa bở, dưa hấu,… thì dưa lê là một trong những loại rất phổ biến hiện nay ở Nghệ An.

(Ảnh: Hướng dẫn kỷ thuật trực tiếp cho các hộ nông trường tại Nghĩa Đàn)
Như vậy, do giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn và năng suất, sản lượng rất cao trong chu kỳ sản xuất ngắn nên được trồng khá phổ biến nhiều vụ trong năm (Xuân sớm, Xuân Hè, vụ Hè và Hè thu). Để kịp thời nắm bắt tình hình và diễn biến sản xuất dưa lê, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật Nghệ An đã phối hợp với công ty cổ phần Cao su Cafe Nghệ An để trực tiếp hướng dẫn, trao đổi kỷ thuật cùng các hộ nông trường viên.
          Qua trực tiếp đồng ruộng chúng tôi nhận thấy còn nhiều tồn tại trong sản xuất làm hạn chế năng suất, chất lượng dưa lê cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chọn hạt giống, hiện nay hạt giống dưa lê rất đa dạng nhiều tổ chức, cá nhân nhập, cung ứng và theo quy định hiện hành của bộ NN&PTNT thì tổ chức nhập tự quản lý và tự chịu trách nhiệm nên tình trạng lạm dụng quản bá, lưu thông trong sử dụng hạt giống. Tình trạng hạt giống hết hạn sử dụng được đóng lại, hạt giống thương phẩm thay chọn hạt giống F1,… đã xẩy ra trong lưu thông sử dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của người sản xuất. Như vậy, để khắc phục vấn đề này người trồng dưa lê con chọn đúng laoij giống tùy thuộc vào từng vụ sản xuất, lựa chọn hạt giống của tổ chức có uy tín, kiểm tra kỷ thời hạn sử dụng (hạt giống gần hoặc đã hết hạn sử dụng có thể vẫn nảy mầm tốt nhưng khi trong bảo quản lâu tiêu hao nhiều dinh dưỡng dự trữ trong Lá mầm do quá trình hô hấp nên khi ra cây con sẽ yếu, dễ nhiễm sâu bệnh hại), chú ý tới số lượng hạt/đơn vị gói hay trọng lượng và hạt thương phẩm trà trộn để đóng gói bán thì cũng một loại giống nhưng hạt sẽ có kích thước, trọng lượng lớn hơn hạt F1 (không phát huy được ưu thế lai của giống).
Thứ hai: Kỷ thuật làm bầu dưa chưa đảm bảo điển hình như: Chưa phổ biến áp dụng biện pháp xử lý hạt giống, thực tế kiểm tra cho thấy còn hiện tượng ngâm ủ hạt giống quá no nước trước khi đem ủ, gói ủ số lượng hạt quá nhiều/gói ủ, dinh dưỡng phối trộn (cơ chất trong bầu) thiếu trong đó đặc biệt là hữu cơ vi sinh để ngoài cung cấp dinh dưỡng khi cây mới ra lá thật hay khi mới chuyển bầu ra ruộng trồng mà con không đủ lượng vi sinh vật có ích đối kháng nấm hại vùng rễ cho cây con ngay sau khi trồng. Như vậy, để cây con khỏe bà con cần chú ý trong ngâm hạt dưa lê 4h-6h tùy thuộc vào nhiệu độ giai đoạn ủ. Ứng dụng áp dụng xử lý hạt giống. Điển hình là: thuốc xử lý hạt giống Cruiser có chứa chất Thiamethoxam là hoạt chất chuyên trên rầy nâu và bọ trỉ; chất Defenoconazole thuốc trừ nấm phổ rộng ức chế tổng hợp màng tế bào nấm; chất Fludioxonil là hoạt chất trừ nấm trên hạt không lưu dẫn, chủ yếu trên bệnh lúa von. Ngoài ra còn có Gaucho chứa hoạt chất imidacloprid là thuốc trừ sâu ức chế thần kinh trừ bọ trỉ, rầy nâu. Sunato chứa hoạt chất Fipronil là thuốc trừ sâu thuộc nhóm phenylpyrazole, cùng với Isotianil là thuốc trừ sâu thuộc nhóm Cloronicotinyl chuyên trừ bọ trỉ,... . Gói giống ủ chú ý đảm bảo vừa phải (số lượng hạt giống nhiều cần chia ra nhiều gói ủ thay vì chỉ để trong một gói ủ). Cơ chất làm bầu cần đảm bảo tỷ lệ 1 đất + 1tro trấu + 1 phân hữu cơ vi sinh, cần lựa chọn phân hữu cơ vi sinh có chất lượng, công ty có uy tín; đất trước khi trộn cần được xử lý nấm bệnh, tuyến trùng (ở những vùng đã gieo trồng nhiều vụ dưa, bí trước đó) và cơ chất làm bầu cần được ủ trước trước khi sử dụng thì càng tốt. Tùy vào vụ sản xuất (điều kiện thời tiết khác nhau) nhưng không nên ra ngôi cây con ra ruộng quá muộn tránh bộ rễ còn non bị tổn thương làm chột cây, làm chậm sinh trưởng phát triển (cằn cây dưa) như trên ruộng nhiều hộ ở Nghĩa Đàn như chúng tôi đã kiểm tra.
Thứ 3: Bấm ngọn là khâu kỷ thuật không thể thiếu trong sản xuất dưa lê, qua thực tế kiểm tra trong sản xuất cho thấy nhiều hộ bấm ngọn không đảm bảo kỷ thuật đã ảnh hưởng lớn đến kích thước quả, số quả, năng suất và chất lượng dưa lê. Phổ biến để quá nhiều chèo cấp 1 trên gốc dưa, dây cấp 1 quá dài, dây cấp 2 quá nhiều, bấm ngọn không kịp thời, … xẩy ra phổ biến. Như vậy, việc bấm ngọn dưa khi cây dưa đủ 5-7 lá thật (tùy thuộc vào sức của cây), để tuyển và để lại 2-3 chèo cấp 1/gốc. Để phát huy hiệu quả bà con cần lưu ý nguyên tắc dưa lê chỉ lấy quả trên chèo cấp 2 (30-35%) và chèo cấp 3 (65-75%). Nếu quả lý tốt dinh dưỡng và sâu bệnh có thể thu quả trên cả chèo cấp 4. Để ruộng dưa sau này không quá rậm rạp, tùy thuộc vào mật độ trồng để lựa chọn số cành cấp 1/gốc dưa (trồng dày, luống cách luống hẹp) để 2 dây, trồng sưa để 3 dây. Vậy nên để chèo cấp 2 phân bố đều để lấy quả + chèo cấp 3 bà con nên lưu ý phân bố vị trí cành dưa cấp 1 phù hợp. Bấm ngọn để lấy chèo cấp 2 khi trên cành cấp 1 có từ 6-8 lá (đảm bảo dồn dinh dưỡng nuôi chèo dưa cấp 2); quan sát khi chèo, nhánh cấp 2 có nụ hoa đực, hoa cái thì tiến hành bấm ngọn để lấy quả và lấy chèo cấp 3. Để đảm bảo dinh dương nuôi quả và nuôi chèo cấp 3 thì bấm ngọn khi chèo cấp 2 có khoảng 6-8 lá. Sau đó, khi chèo cấp 3 đã có hoa đực, hoa cái thì tiến hành bấm ngọn tiếp để tập trung nuôi trà quả chính trên cây dưa lê.
Cùng với kỷ thuật lựa chọn hạt giống, chăm sóc cây con, bấm ngọn lấy chèo, lấy quả và nuôi quả thì việc áp dụng bón phân thúc để quả to, chóng lớn, tăng độ ngọt cũng là đều rất càn được người trồng dưa áp dụng đứng, đảm bảo tùy thuộc loại giống, chất đất cũng như mùa vụ đảm đúng kỷ thuật để phát huy hiệu quả cao nhất là điều cần được bà con lưu tâm áp dụng.
                                                                                  

Tác giả bài viết: Duy Hải, chi cục TT&BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Cán bộ quản trị website
    Bài viết rất hay nhưng lỗi chính tả hơi nhiều
      Cán bộ quản trị website   09/04/2024 03:11
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây