Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An: Một số kết quả nổi bật trong công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2023

Thứ năm - 28/12/2023 22:54 367 0
Cùng với sự nỗ lực, quyết liệt trong điều hành, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trong điểm của lãnh đạo Chi cục, sự nỗ lực của công chức, viên chức Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An đã tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực, nhiệm vụ được giao
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An: Một số kết quả nổi bật trong công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2023
Năm 2023 sản xuất nông nhiệp nói chung, công tác Trồng trọt và Bảo vệ thực vật nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, thiên tai và dịch hại,.... Song nhờ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Sở NN&PTNT, sự phối hợp có hiệu quả cấp ủy chính quyền các địa phương trong tỉnh, các phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng kinh tế, các Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp. Cùng với sự nỗ lực, quyết liệt trong điều hành, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trong điểm của lãnh đạo Chi cục, sự nỗ lực của công chức, viên chức Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An đã tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực, nhiệm vụ được giao. 
Các kết quả nổi bật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã đạt được trong năm 2023 gồm:
1- Trong tham mưu, chỉ đạo, điều hành: Chi cục đã tham mưu xây dựng, ban hành 03 đề án sản xuất trồng trọt kịp thời, có chất lượng, sát đúng với tình hình thực tiễn sản xuất trên địa bàn, phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Tham mưu 04 phương án phòng trừ sinh vật gây hại có chất lượng, sát thực tế, tham mưu ban hành 30 văn bản chỉ đạo sản xuất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng kịp thời, có chất lượng, phù hợp với thực tế.
2- Trong công tác trồng trọt: Tổng diện tích cây lương thực đạt 215.697,68 ha, sản lượng đạt 1.220.983,63 tấn. Các cây trồng chính như lúa, ngô có diện tích ổn định, năng suất cao (Cây lúa: Tổng diện tích đạt 168.970,18 ha, năng suất đạt 59,32 tạ/ha; Cây ngô: Tổng diện tích đạt 46.727,50 ha, năng suất đạt 46,78 tạ/ha). Xác định và khuyến cáo các giống lúa chủ lực, giống mới có nhiều ưu điểm vượt trội, ít sâu bệnh, thích hợp với từng vùng được các địa phương hết sức quan tâm. 
3- Theo dõi phòng trừ sâu bệnh: Công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo, phòng chống sinh vật gây hại được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Diện tích nhiễm các dịch hại chính được phát hiện, chỉ đạo phòng trừ kịp thời hiệu quả. Tổng diện tích nhiễm dịch hại được thống kê 66.403,8 ha, tổng diện tích tổ chức phòng trừ 83.968,68ha đạt hiệu quả tốt. Tham mưu hỗ trợ, cấp phát kịp thời, hướng dẫn sử dụng hiêu quả 103 tấn thuốc trừ chuột. 
4- Thanh, kiểm tra, quản lý vật tư nông nghiệp: Công tác thanh kiểm tra được thực hiện bài bản, phát huy hiệu quả cao, tạo môi trường công bằng, lành mạnh trong kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trong năm 2023 tiến hành kiểm tra đối với 144 cơ sở trong đó phát hiện 33 cơ sở vi phạm. Tổng số tiền xử phạt nộp vào kho bạc nhà nước: 234.750.000 đồng (trong đó Chi cục xử lý và thu nộp kho bạc 207.000.000 đ và Thanh tra sở xử lý nộp kho bạc 27.750.000đ). Phát hiện và buộc tái chế, chuyển đổi mục đích 3,955 tấn giống lúa không đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu hủy 01 tấn giống lúa. Buộc tái chế 15,5 tấn phân bón vô cơ, 11.000 gói phân bón lá các loại, buộc tiêu hủy 2.000 gói, 75 chai phân bón lá. 
5- Công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường: Năm 2023, đã lấy mẫu phân tích trên 336 mẫu rau, củ, quả, trong đó phát hiện 70/336 mẫu có tồn dư thuốc BVTV, chiếm 20,83%; có 07/336 mẫu vượt ngưỡng an toàn (chiếm 2,08%). Tổ chức lặp đặt 934 bể “Thu gom bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật” và thu gom, tiêu hủy triệt để 2,5 tấn bao bì thuốc BVTV. 
6- Công tác tập huấn, chuyển giao KHCN: Đã điều tra đánh giá được thực trạng sản xuất cam và đề xuất giải pháp khắc phục; xây dựng 01 mô hình ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để sản xuất cam đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện có hiệu quả cao 01 mô hình phục hồi và phòng chống suy thoái trên cây cam; 02 mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm trên lúa với tổng diện tích 50 ha; 01 mô hình điểm theo dõi dự tính dự báo sinh vật gây hại trên lúa theo vùng sinh thái; 01 đợt tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp huyện. Huấn luyện cho trên 4.000 lượt nông dân, hộ kinh doanh về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phát hiện và phòng trừ dịch hại cây trồng, buôn bán vật tư nông nghiệp
7- Cấp và quản lý mã số vùng trồng, giấy chứng nhận các loại: Năm 2023 đã tham mưu cấp 27 vùng trồng nội địa cho các cây trồng như: lúa, lạc, rau, dưa lưới, dưa chuột, dưa hấu, bưởi, mía, cam, tỏi, bí xanh, nho, cam theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cấp 78 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV, 47 giấy chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh phân bón, 12 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm là 12 hồ sơ, 05 giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
    Dự báo năm 2024, sản xuất nông nghiệp, nhất là công tác Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2023, Chi cục tiếp tục phát huy các ưu điểm, khắc phục các tồn tại hạn chế, quyết tâm phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao./.
 

Tác giả bài viết: Ths. Trịnh Thạch Lam - Phòng Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây