Góc nhìn hẹp trong tổ chức thực hiện Chủ trương, Nghị quyết!

Thứ ba - 31/10/2023 20:45 648 0
Chủ trương, Nghị quyết theo cách nghĩ thông dụng là cơ sở để thực hiện những điều tốt đẹp, bao quát, lớn lao. Vì vậy, để chủ trương, Nghị quyết đi vào cuộc sống phải chăng cần phải làm những việc to lớn, đồ sộ? Không, theo cá nhân tôi thì đó là điều kiện cần chứ chưa đủ. Để Nghị quyết đi vào cuộc sống chúng ta phải tùy thuộc vào vị trí, vai trò của từng cá nhân, bộ phận khác nhau để vận dụng sáng tạo từ những tập hợp các việc làm nhỏ qua đó kết nối, tập hợp mới hướng tới được điều lớn lao đạt được ý định mà nội dung của Nghị quyết đã thống nhất ban hành.
Góc nhìn hẹp trong tổ chức thực hiện Chủ trương, Nghị quyết!
Trong nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2023  có nội dung tập trung nguồn lực đầu tư để Nghệ An hình thành và phát triển 4 hàng lang kinh tế, trong đó trong đó có nội dung đứng đầu là “Hành lang kinh tế ven biển với trọng tâm … và các ngành kinh tế biển”. Vậy chúng ta thử đặt câu hỏi, biển đang như thế nào? Chúng ta đều chỉ nghĩ tới là cùng với gia tăng phát thải khí nhà kính, nhiệt độ trái đất không ngừng tăng, băng đang tan nhanh, nước biển dâng, lũ lụt hạn hán, sa mạc hóa, xâm nhập mặn,… đúng không? Đúng. Nhưng để góp phần hạn chế chúng ta phải cùng nhau giảm phát thải khí nhà kính, tăng tín chỉ trao đổi cacbon,… và việc nhỏ, rất nhỏ tôi muốn nhấn mạnh là nguy cơ biển đã, đang, sẽ trở thành bãi rác thải vì sự tích lũy rác thải nhựa hàng ngày, hàng giờ, hàng tháng, hàng năm. Để góp phần thực hiện thành công nội dung trên của Nghị quyết việc bé nhưng cần đầu tiên chúng ta phải chăng nên làm là kiểm soát, ngăn chặn nguồn rác thải nhựa từ đầu nguồn đang thường xuyên, liên tục đổ về biển cả.
Trong bài “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh có câu “Chỉ có thuyền mới hiểu, Biển mông mông dường nào”. ¾ Trái đất là Biển, có thể nói biển rộng lớn nhường nào? Thế nhưng, chỉ trong vài năm trở lại đây rất nhiều bãi biển, thậm chí những bãi tắm biển nổi tiếng ở Việt Nam chúng ta đã, đang bắt đầu ngập trong nước biển, trong sóng biển là bao bì nilon, là rác thải nhựa,… lởn vởn, bủa vây, quẩn quanh. Rất may đa phần các bãi biển của Nghệ An có ít hơn rất nhiều nhưng bãi biển từ bắc tới nam tôi đã đi qua từng tắm nhưng chắc chắn sẻ cũng như vậy thậm chí tệ hơn nếu ngay hôm nay chúng ta không cùng nhau hành động!
Theo nhận định của PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam “Ở Việt Nam, hiện nay, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu. Rác thải nhựa gây ra cái chết cho nhiều sinh vật, các hóa chất phụ gia trong sản phẩm nhựa có thể tác động trực tiếp đến con người và động vật". Những con số nói trên không chỉ mang ý nghĩa thống kê từ năm này qua năm khác, mà nó còn là tiếng chuông cảnh báo khi môi trường sống, mẹ thiên nhiên đang “kêu gào" bởi bị rác thải nhựa bao vây. Với tính chất khó phân hủy, rất khó phân hủy rác thải nhựa đang là “kẻ thù" không đội trời chung với môi trường biển nói riêng và môi trường sống nói chung.
Theo bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đề xuất: “Cần ban hành những chính sách giáo dục tuyên truyền tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường, áp dụng các chính sách kinh tế, tăng thuế, đặc biệt đối với các bao bì nhựa, nilon khó phân hủy. Áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa. Áp dụng công nghệ tái chế chất thải nhựa bằng nhiều phương pháp, vừa có thể xử lý chất thải nhựa khó phân hủy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường…”.
Xác định được tầm quan trọng của môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Trong đó nêu rõ: Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
 
Nghệ An ta thì sao? Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nghề đánh bắt thủy sản đa số ngư dân đã nhận thức trong việc không phát thải rác nhựa xuống biển khá tốt, nghề nuôi trồng hải sản còn xem nhẹ, nghề du lịch có quan tâm nhưng chưa đủ và chưa gắn phát triển bền vững,.... Như vậy với những ngành nghề trên cần thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức, biến nhận thức thành hành động để mỗi ngành nghề có nhưng quy chế, chế tài để hạn chế, ngăn chặn giảm phát thải rác nhựa ra biển.
Nghệ An chung ta với địa hình hẹp, dốc từ Tây dang Đông, hệ thống sông ngòi chảy ra biển rất lớn, tốc độ dòng chảy mạnh kéo theo rất nhiều rác thải nhựa. Như vậy, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, … liên tục gia tăng, tích lũy lượng rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày đang được đổ về biển cả.
Do đó, nên chăng các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng tuyên truyền ngăn chặn, kiểm soát phát thải rác thải nhựa. Quan trọng nhất các chính quyền địa phương cấp xã cần có quy định, chế tài ngăn chặn rác thải nhựa xuống sông, hai bên bờ sông kèm theo cho các khu vực nông thôn, thị trấn, thị tứ kèm theo đó là bố trí kinh phí để thực thi kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý đủ để răn đe ngăn chặn, khen thưởng đủ để động viên khuyến khích.
Như vậy, nên chăng trong tiêu chí nông thôn mới hiện nay Nghệ An đưa thêm tiêu chí phụ nhưng bắt buộc nói không với rác thải nhựa, kiểm soát tốt rác thải nhựa các địa phương ven biển, với các xã có sông suối chảy qua kiểm soát được không để xả thải rác thải nhựa ra lòng sông cũng như các bờ sông? Việc nhỏ nhưng hành động ngay! để đừng “Không kiểm soát nilon, biển chỉ còn là rác”. Nếu không? còn đâu điều kiện để chúng ta hay con cháu chúng ta phát triển kinh tế biển mà còn tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như làm tổn hại tới sức khỏe con người.
                                                                                                                                                            Duy Hải
                                                                                                                                                              Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây