Một vài suy nghĩ về sản xuất lúa chét!

Thứ tư - 12/07/2023 05:34 864 1
Lúa tái sinh, còn gọi là lúa chét, được mọc từ những mầm ngủ ở gốc những cây lúa (gốc rạ) sau khi đã thu hoạch (cắt bỏ một phần thân để lấy bông lúa) vụ trước, khi gặp điều kiện thích hợp (về nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng...) thì phát triển thành nhánh chét, trổ bông, chín và cho thu hoạch thêm một vụ phụ.
Một vài suy nghĩ về sản xuất lúa chét!
So với lúa cấy thông thường, sản xuất lúa chét có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, ít ngày công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn. Bên cạnh những lợi ích, hiệu quả mang lại, sản xuất lúa chét làm lưu cữu, tạo điều kiện thuận lợi để nhiều sâu bệnh hại gây hại chung đến sản xuất lúa của toàn vùng.
Như vậy, tìm hiểu đánh giá đúng ưu nhược điểm của lúa chét cũng cần nhìn nhận lại để có nhìn nhận khách quan trong điều kiện hiện nay và trong xu thế ảnh hưởng lớn của điều kiện BĐKH hiện nay ở Nghệ An.
Sự tồn tại và phát triển lúa chét ở các địa phương nói trên từ miền Bắc tới Nam trung bộ cho thấy ít nhiều về ưu thế của nó trong canh tác và cả lợi nhuận, cụ thể:
Ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương có diện tích lúa tái sinh lớn nhất với tổng diện tích gần 8.000 ha năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa tái sinh ở Quảng Bình đã là trên 1.500 ha. Ở phía bắc, vùng Quỳnh Phụ, Thái Bình thu hoạch lúa chét từ công thức luân canh "lúa xuân - lúa chét - ớt". Sau khi thu hoạch vụ lúa xuân 50 - 60 ngày thì thu hoạch vụ lúa chét, đến trung tuần tháng 8 giải phóng được đất để chuẩn bị trồng vụ ớt đông. Ở một số hộ làm tốt, kết quả tổng kết ghi nhận năng suất lúa chét xấp xỉ 2/3 năng suất lúa mùa sớm, nhưng chi phí phân bón chỉ bằng 20% so với cấy lúa mùa và tiết kiệm được giống, công làm đất. Kết quả, cho thấy thu hoạch lúa xuân xong, nếu để lại 35 - 40 cm gốc rạ (tính từ mặt ruộng), sau đó bón mỗi sào 3 - 4 kg urê, 1 - 2 kg kali cho thu hoạch trên dưới 1,5 tạ/sào đối với giống BT7. Đối với diện tích để gốc rạ cách mặt đất 10 - 15 cm, mỗi sào bón 6 kg đạm và 3 kg kali cho thu được trên dưới 1,75 tạ/sào. Tuy nhiên, việc tận thu lúa chét cho năng suất không đồng đều tùy vào cách gặt lúa xuân, giống lúa cấy trong vụ Xuân, chân đất và mức độ thâm canh. Ở huyện Ý Yên đã xây dựng mô hình khuyến nông sản xuất lúa chét, kết quả như sau: Các giống lúa có thể sản xuất lúa tái sinh: BT7, Khang Dân 18, Nếp 97, Nhị ưu 838,… Để sản xuất lúa tái sinh, vụ xuân cần đảm bảo mật độ cấy từ 35-38 khóm/m2 đối với lúa lai, 40-45 khóm/m2 đối với lúa thuần; gốc rạ phải khỏe có nhiều mầm sống; tạo cho lúa xuân có bộ rễ khỏe; lúa xuân cần được chăm sóc, bón phân cân đối để hạn chế tối đa bệnh khô vằn, đạo ôn, rầy nâu.... Khi lúa vụ xuân chín khoảng 85-90%, tiến hành thu hoạch thủ công, cắt lúa để gốc rạ cao 20-30 cm tạo thuận lợi cho các chồi mới tái sinh mạnh hơn. Trước khi thu hoạch 1 ngày mỗi sào bón 4 kg urê + 1,5 kg ka-li để nuôi mầm; sau khi gặt lúa 15 ngày bón lần 2 với lượng 3 kg urê + 2 kg ka-li. Duy trì mực nước trong ruộng 3 cm từ trước khi gặt lúa xuân và trong suốt chu kỳ sinh trưởng của lúa chét.
Kết quả cho thấy, do thời gian sinh trưởng ngắn, lá lúa chét vừa ngắn và dày nên mức độ nhiễm bệnh khô vằn, bạc lá thấp. Lúa chét phát triển nhanh, mỗi gốc rạ chính cho từ 4-7 bông lúa và chỉ sau thu hoạch lúa Xuân từ 45-50 ngày bà con nông dân đã được gặt lúa chét. Mặc dù năng suất lúa chét không cao (1 - 1,5 tạ/sào) nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn cả lúa chính vụ bởi giảm được nhiều chi phí từ làm đất, giống lúa, cấy, gặt, chăm bón, thuốc trừ sâu; mức đầu tư chỉ khoảng 150-200 nghìn đồng/sào để mua phân bón và thuốc trừ sâu. Hơn nữa, sản xuất lúa chét vụ hè thu cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian thu hoạch ngắn hơn từ 1-2 tháng so với sản xuất vụ lúa Hè, tạo quỹ đất và thời gian để sản xuất rau màu vụ đông ở một số vùng.

                                                        Hình ảnh lúa chét vụ Hè thu ở Thanh Chương
Như vậy đối với diện tích thấp trũng chạy lụt ở Nghệ An lúa chét là né tránh được lũ vì thời gian sinh trưởng ngắn (ngắn hơn lúa Hè thu gieo cấy bình thường từ 40-45 ngày).
Thứ hai là đầu tư ít, mỗi sào chỉ bón 5-6 kg đạm + 1,5-2,0 kg Kali là xong là chờ ngày gặt.
Như vậy, đầu tư ít, rủi ro giảm nên dù lợi nhuận không cao nhưng đối với bà con nông dân thì đây lại là lợi thế lớn đối với họ.
Ngược lại nhựơc điểm của lúa chét không hề nhỏ, cụ thể như: Đó là năng suất thấp hơn nhiều so lúa hè thu nên tổng sản lượng lương thực có hạt sẽ bị giảm. Cụ thể nếu để lúa chét 6.000ha thì sản lượng lương thực có hạt nguy cơ giảm 12.000-15.000 tấn/năm; 9000ha thì nguy cơ giảm 18.000-22.500 tấn; nếu 12.000ha thì giảm 24.000-30.000 tấn/năm.
Hai là để lúa chét làm tăng nguy cơ phát sinh sâu bệnh hại, trong đó nặng nề nhất là chuột, ốc bươu vàng, sâu đục thân,... Nguy cơ từ các chân ruộng để lúa chét SBH sẽ đe dọa lúa hè thu liền kề là không thể xem nhẹ.
Như vậy, sau bao nhiêu vụ lúa Hè thu tái sinh thì cần triển khai trở lại luân canh với lúa hè thu trên chân đất sâu trũng ở Nghệ An cũng cần được đánh giá kết luận để tuyên truyền áp dụng.
Ba là, hiện nay nếu áp dụng lúa tái sinh trên diện tích sâu trũng ở Nghệ An thì không thể sử dụng cơ giới hoá trong thu hoạch vụ đông xuân trước đó (máy gặt liên hoàn).
          Như vậy, nên chăng trên các chân đất sâu trũng, sản xuất lúa Hè thu bấp bênh do lũ, lụt cần rà soát để đánh giá nghiêm túc và cần xem lúa chét là một hình thức canh tác. Từ đó, có đánh giá chọn giống lúa Xuân phù hợp, có khả năng tái sinh tốt, có thử nghiệm, hoàn thiện quy trình, có nghiên cứu máy thu hoạch phù hợp,.. để có ứng dụng phù hợp một diện tích nhất định nhằm tăng tính an toàn, hiệu quả trong nghề trồng lúa.
                                                                                                                                                                            PDH

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Cán bộ quản trị website
    Bài viết rất hay và sâu sắc, định hướng mới trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt
      Cán bộ quản trị website   31/07/2023 21:11
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây