Giảm phát thải carbon xu thế, yêu cầu và quyền lợi của người trồng lúa

Thứ tư - 08/05/2024 04:43 128 0
Ngoài lợi ích trực tiếp mang lại từ áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa giúp nông dân giảm chí phí đầu vào, nâng cao chất lượng và lợi nhuận trong sản xuất mà còn tạo ra tín chỉ CO2 để bán sẽ giúp người nông dân có thêm nguồn thu nhập.
Giảm phát thải carbon xu thế, yêu cầu và quyền lợi của người trồng lúa
Sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng trong bối cảnh biến động do dịch giã (covid 19) và xung đột vũ trang nhiều nơi trên thế giới càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng thực sự của nó. Do đó, trong xu thế thiếu hụt lực lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng lớn hiện nay thì tất yếu phải nâng cấp về chất như vậy càng yêu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Như vậy, để nâng cao về chất trong lao động nông nghiệp còn góp phần để chuyển đổi nông nghiệp bền vững, giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính (CH4, N2O, CO2). Ngoài lợi ích trực tiếp mang lại từ áp dụng cơ giớ hóa đồng bộ, hiện đại hóa trong nông nghiệp giúp nông dân giảm chí phí đầu vào, nâng cao chất lượng và lợi nhuận trong sản xuất lúa còn tạo ra tín chỉ CO2 để bán sẽ giúp người nông dân có thêm nguồn thu nhập.
            Sản xuất lúa ở Nghệ An thực chất trong thời gian qua đã giảm phát thải carbon thông qua sản xuất lúa ứng dụng 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm; SRI; IPM; IPHM;… nhưng diện tích ứng dụng mở rộng, áp dụng chậm trong đó có yếu tố ứng dụng cơ giới hóa thiếu đồng bộ. Qua thực tế cho thấy, đa phần nông dân áp dụng gieo sạ và gieo thủ công bằng tay trong điều kiện mặt ruộng gieo sạ không bằng phẳng nên trong vụ Xuân nhiều nơi phải gieo tới 4-5 kg thóc giống/sào, Hè thu vụ Mùa gieo 3-3,5 kg/sào (để tỉa thưa và dồn, dặm). Việc áp dụng gieo như trên cho thấy quá lãng phí lượng giống trong sản xuất trong thực tế nếu đáp ứng yêu cầu về mặt kỷ thuật chỉ cần gieo 2kg/sào đối với lúa thuần và 0,8-1,0 kg/sào đối với lúa lai. Không chỉ lãng phí về lượng giống, việc sạ dày như trên còn lãng phí rất lớn lượng phân bón do nuôi dãnh vô hiệu quá lớn trong ruộng lúa đồng thời là điều kiện để phát sinh phát triển của nhiều loại sâu bệnh hại tăng nguy cơ sử dụng nhiều hơn lượng thuốc BVTV/vụ. Qua thực tế tìm hiểu, hiện nay đã có các thiết bị điện tử san phẳng mặt đất. Thiết bị điện tử giúp tính toán chiều cao và ra phương án cần cào đất hay nhả đất, từ đó bộ điều khiển sẽ điều khiển cần thủy lực của gầu cào lên xuống tùy theo chiều cao của khu đất. Ngoài việc điều khiển thiết bị trang phẳng lên xuống, chúng còn vẽ biểu đồ theo cao độ trực quan giúp người vận hành thiết bị san phẳng mặt đất có cái nhìn chuẩn xác nhất về khu đất với sai số chỉ 2 centimet. Đầu kéo máy cày phổ biến hiện nay chính là bộ phận để thiết bị san phẳng có thể hoạt động được, đầu kéo để kéo bộ trang phẳng (gầu cào) và thiết bị điện tử của hệ thống. Không giống như các hệ thống san phẳng mặt đất khác sử dụng laser, GIC100 sử dụng hệ thống định vị chính xác mà không cần thiết bị laser đi kèm giúp vận hành máy dễ dàng hơn, đặc biệt việc lắp đặt hệ thống laser trên môi trường đồng ruộng rất khó khăn. Quan trọng nhất là do sử dụng hệ thống định vị nên kích thước lô đất không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc của GIC100, dù lô đất rộng đến đâu hệ thống san phẳng mặt đất vẫn thực hiện công việc một cách chính xác.
                                              Ảnh thiết bị trang phẳng đồng ruộng và máy đang hoạt động
Áp dụng máy cấy đã được ứng dụng trong sản xuất ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh. Sử dụng máy cấy chủ động và giảm được lượng giống còn 1,5-2,0kg giống lúa thuần/sào và 1,0 kg giống lúa lai/sào. Tuy nhiên, việc cấy máy cần làm mạ khay và chi phí công cấy có giảm nhưng không nhiều và chỉ giảm 150.000-200.000đ/sào so cấy bằng tay. Hiện nay đã có trang bị thiết bị dẫn đường NX510 trên máy cấy giúp máy cấy vận hành tự động mà không cần người lái, hàng lúa cấy được thẳng và khoảng cách đều nhau với độ sai số cộng trừ 2,5cm giúp mật độ khóm lúa trện diện tích m2 được đều nhau, các cây lúa sinh trưởng phát triển đồng đều làm tăng năng xuất lúa cũng như giảm chi phí sản xuất khi giảm được một nhân công vận hành máy cấy lúa nên còn góp phần giảm được chi phí sản xuất.

                                          Ảnh máy cấy lúa chỉ cần người châm mạ và không cần người lái
Trong thực tế sản xuất lúa hiện nay, việc sử dụng thuốc BVTV đảm bảo nguyên tắc 4 đúng tỷ lệ trong nông dân còn rất thấp. Bên cạnh việc phải gia tăng lượng thuốc, số lần phun, hiệu quả phòng trừ thấp gây lãng phí, tăng chi phí đầu tư trên đơn vị diện tích còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và giảm phẩm cấp chất lượng lúa, gạo. Để khắc phục vấn đề trên hiện nay nhiều địa phương đã áp dụng phun thuốc bằng máy bay. Phun thuốc bằng máy giúp giảm chi phí phun từ 50.000 -100.000đ/sào xuống còn 25.000-35.000đ/sào. Việc áp dụng phun bằng máy bay không nhưng giảm chi phí về công còn giúp nông dân giảm lượng lượng nước, lượng thuốc BVTV/1 lần phun (nhờ áp dụng đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng đối tượng). Đây là tiến bộ kỷ thuật cần được các địa phương hỗ trợ, tuyên truyền để áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa nói riêng trong sản xuất trồng trọt nói chung.

                                                      Ảnh nông dân áp dụng thiết bị bay phun thuốc BVTV
            Không những việc áp dụng thiết bị bay cho phun thuốc BVTV trừ sâu bệnh, hiện nay thiết bị bay phù hợp còn được áp dụng rộng rãi cho việc bón phân trong sản xuất lúa. Không những vậy, thiết bị bay nói trên áp dụng để gieo sạ đáp ứng yêu cầu về mặt kỷ thuật ở mức gieo 2kg/sào đối với lúa thuần và 0,8-1,0 kg/sào đối với lúa lai đồng thời giảm sâu chi phí gieo, cấy thủ công và chỉ với chi phí công gieo là 30.000đ/sào. Với công suất gieo 40ha/ngày (08 tiếng máy hoạt động) ngoài giảm chi phí trong đầu tư sản xuất lúa, áp dụng thiết bị bay gieo sạ còn đảm bảo mật độ giao đồng đều, chính các và có thể thực hiện đồng loạt trên diện rộng trong thời gian ngắn đảm bảo được cả về yêu cầu khẩn trương về thời vụ. Đây cũng là yếu tố tiền đề tạo điều kiện cần trong việc áp dụng giảm số lần đóng mở, bơm tưới nước và để áp dụng tưới ướt khô xen kẻ trong sản xuất lúa.
                                                                   Ảnh áp dụng máy bay gieo sạ lúa trên đồng ruộng
Theo Nghị định thư Kyoto năm 1997, các quốc gia cam kết nào phát thải nhiều sẽ phải đóng tiền, ngược lại nước nào hấp thụ nhiều carbon thì được trả tiền để góp phần duy trì bầu khí quyển trong lành. Hiện nay giá 1 tín chỉ carbon biến động rất nhiều từ 5-35USD/tín chỉ, giá tín chỉ biến động lớn như vậy là do thị trường trao đổi mua bán gồm thị trường tự nguyện (5USD) và giá sẽ cao hơn nhiều đối với thị trường bắt buộc. Như vậy, để tạo ra tín chỉ carbon trong sản xuất lúa chúng ta phải thay đổi biện pháp trồng (giảm lượng giống, giảm lượng phân bón hóa học, giảm sử dụng thuốc BVTV hóa học (giảm phát thải N2O, tăng hấp thụ CO2), bắt buộc áp dụng tưới ướt khô xen kẽ (giảm phát thải CH4) và áp dụng công nghệ để đảm bảo phần khí thải nhà kính giảm sâu sau khi đầu tư so mức bình thường ban đầu đo đạc, chứng nhận (đơn vị độc lập đủ điều kiện, được cấp pháp chứng nhận).
Túm lại để giảm chi phí đầu tư, tăng chất lượng, tăng hiệu quả trong sản xuất lúa và đặc biệt để giải bài toán thiếu hụt lao động trong nông nghiệp ngày càng lớn hiện nay, áp dụng các tiến bộ khoa học nói trên trong sản xuất lúa là đều cấp bách, cần làm. Áp dụng giải pháp kỷ thuật còn là điều kiện cần để chúng ta đủ cơ sở đăng ký, áp dụng và được công nhận số tín chỉ carbon tạo ra trong sản xuất lúa để giúp nông dân tăng hiệu quả kinh tế và góp phần vào sự nghiệp môi trường chung của thế giới. Để hiện thực hóa, sắp tới cần có chính sách đủ mạnh của Tỉnh, của huyện hỗ trợ để nhanh áp dụng đồng bộ các kỷ thuật nói trên vào trong sản xuất lúa ở Nghệ An.

 

Tác giả bài viết: Duy Hải, chi cục TT&BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây