Phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu qua đối với bệnh đạo ôn trên lúa vụ Xuân năm 2023

Thứ tư - 01/03/2023 04:49 1.145 0

Triệu chứng gây hại của bệnh đạo ôn trên lá

Triệu chứng gây hại của bệnh đạo ôn trên lá
Bệnh đạo ôn được xem là một trong những bệnh hại chính, nguy hiểm trên cây lúa ở vụ Xuân tại Nghệ An. Bệnh do nấm gây Pyricularia oryzae hay Piricularia gisea gây ra và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa, nhất là khi bệnh gây hại trên cổ bông, gié.
Bệnh đạo ôn được xem là một trong những bệnh hại chính, nguy hiểm trên cây lúa ở vụ Xuân tại Nghệ An.  Bệnh do nấm gây Pyricularia oryzae  hay Piricularia gisea gây ra và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa, nhất là khi bệnh gây hại trên cổ bông, gié. Ngoài ra trong quá trình phát triển nấm bệnh còn tiết ra các độc tố như picolinic, piricularin kìm hãm sinh trưởng cây lúa. Tại Nghệ An diện tích lúa bị nhiễm bệnh hàng năm giao động trong khoảng từ 5.000 – 15.000 ha, trong đó có nhiều diện tích bị thiệt hại nặng.
Bệnh đạo ôn có thể phát sinh trong các giai đoạn phát triển của cây lúa và gây hại hầu hết các bộ phận trên mặt đất như lá, bẹ, lóng thân, cổ bông, gié và hạt lúa. Trên mạ: Vết bệnh có màu hồng, lúc đầu có hình bầu dục sau chuyển thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự. Khi bệnh nặng từng đám các vết bệnh kế tiếp nhau làm cho cây mạ héo khô hoặc chết. Trên lá lúa: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu lục hoặc mờ vệt dầu sau đó vết bệnh kéo dài về hai phía, phình to ở giữa tạo thành dạng hình thoi, ở giữa màu xám tro, xung quanh có viền nâu hoặc quầng vàng đây là vết bệnh điển hình. Tuy nhiên các giống có phản ứng trung gian, giống kháng vết bệnh có hình tròn, bầu dục nhỏ, xung quanh có viền màu nâu. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy. Trên cổ lá: Lúc đầu là chấm nâu, sau phát triển thành vết nâu theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá. Khi cổ lá bị bệnh toàn lá tái xanh, khô lụi, gẫy gục xuống.
image
Triệu chứng gây hại của bệnh đạo ôn trên cổ lá

Trên đốt thân: Vết bệnh màu nâu lớn dần tạo thành một vành tròn màu nâu đen bao quanh đốt thân làm cho thân lõm tóp lại. Đốt thân bị bệnh mềm nhũn, dễ bị gãy gập khi gặp mứa, gió. Trên cổ bông: Vết bệnh lúc đầu là đốm nhỏ, sau lan ra làm cả đoạn cổ bông có màu nâu xám, khô tóp lại làm cho hạt bị lép trắng nếu nhiễm bệnh sớm và gãy cổ bông, rụng gié nếu bị muộn. Trên hạt: Vết bệnh là các đốm không định hình, màu nâu đen hoặc xám. .
Triệu chứng bệnh đạo ôn gây hại trên cổ bông
Triệu chứng bệnh đạo ôn gây hại t rên cổ bông lúa
 
Hiện nay tại Nghệ An các trà lúa vụ Xuân đang ở thời kỳ đầu đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ. Dự báo trong thời gian tới, thời tiết ấm dần, ẩm độ không khí cao, kết hợp với việc nông dân bón thúc là những điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển. Mặt khác do bào tử nấm Pyricularia oryzae có kích thức nhỏ, phát tán, lây lan nhờ nước và gió,... nên có tốc độ lây lan rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi (20 – 280C, ẩm độ > 90%). 
Trên đồng ruộng bệnh đạo ôn thường gây hại nặng trên những ruộng bón phân không cân đối nhất là bón thừa đạm, trên chân đất cát pha, đất hẩu, vùng bán sơn địa... và ruộng gieo cấy các giống thường bị bệnh gây hại nặng như: Xi33, P6, Vật tư NA6, Thái Xuyên 111, AC5, BC15, TBR 225, Nếp 352, Thiên Ưu 8, Hương Ưu 98,... 
Để chủ động phát hiện và phòng trừ hiệu quả đối với bệnh đạo ôn hại lúa các địa phương và nông dân  cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện kịp thời sự phát sinh gây hại của bệnh. Luôn giữ cho ruộng sạch cỏ dại, bón phân cân đối NPK, đặc biệt không không bón thừa đạm.
- Khi phát hiện ruộng lúa bị nhiễm bệnh, thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển cần dừng bón các loại phân hóa học,  kích thích sinh trưởng, giữ đủ nước trên ruộng (từ 2 - 3 cm) và phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Tricyclazole (Beam 75WP, Kabim 30WP, Filia 525SE,  Newbem 750WP, Angate 75 WP, Tricom 75WP, Rocksai 425 WP,... ); fenoxanil (Kasoto 200SC, Katana 20 SC, Ninja 35EC,...), Isoprothiolane (Bankan 600WP, Fuji One 40WP,...);… phun theo lượng khuyến cáo, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ  5 - 7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm bón trở lại.  Khi phun cần chú ý đảm bảo đủ lượng nước (20 - 24 lít/sào) để thuốc trải đều trên bề mặt lá. 
- Vào thời kỳ lúa trỗ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến điều kiện thời tiết, nếu lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ cao hoặc mưa kéo dài cần thết phải phun phòng đối với đạo ôn cổ bông bằng các loại thuốc trên, đặc biệt là trên các giống, các vùng thường bị bệnh gây hại nặng và những ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá hại nặng. Thời điểm phun tốt nhất khi lúa trỗ thấp thoi và phun lại lần 2 sau khi lúa trỗ hoàn toàn nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bệnh phái sinh, phát triển.


 

Tác giả bài viết: Phòng Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây