CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH NGHỆ AN
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH NGHỆ AN
Nghe An Crop Production and Plant Protection Sub Department
Nhện gié, mối lo trong sản xuất lúa Hè thu - Mùa ở Nghệ An
Thứ năm - 20/07/2023 23:551.0370
Nhện gié hại lúa có kích thước cơ thể rất nhỏ bé, khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng ta chỉ có thể phát hiện sự gây hại của nhện thông qua triệu chứng hoặc qua kính lúp có độ phóng đại lớn, do đó người dân và ngay cả cán bộ bảo vệ thực vật cũng gặp không ít khó khăn trong phát hiện và phòng trừ, trong nhiều trường hợp chúng ta chúng ta chỉ phát hiện khi nhện đã gây hại nặng nên việc phòng trừ ít hoặc không mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và kỹ thuật.
Trên địa bàn Nghệ An, nhện gié hại lúa là đối tượng gây hại khá mới, nguy hiểm và đang trở thành mối lo trong sản xuất lúa, nhất là trong điều kiện vụ Hè Thu, vụ Mùa. Thiệt hại về năng suất lúa do nhện gié gây ra có từ 5 - 10%, những nơi bị hại năng có thể lên đến trên 50% và có thể cao hơn nhiều khi nhện gây hại kết hợp với nấm, vi khuẩn. Trong những năm qua trên địa bàn Nghệ An, nhệ gié đã phát sinh và gây ra những thiệt hại đáng kể về năng suất lúa ở nhiều vùng trong tỉnh, nhất là tròng vụ Hè thu – Mùa. Nhện gié hại lúa có kích thước cơ thể rất nhỏ bé, khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng ta chỉ có thể phát hiện sự gây hại của nhện thông qua triệu chứng hoặc qua kính lúp có độ phóng đại lớn, do đó người dân và ngay cả cán bộ bảo vệ thực vật cũng gặp không ít khó khăn trong phát hiện và phòng trừ, trong nhiều trường hợp chúng ta chúng ta chỉ phát hiện khi nhện đã gây hại nặng nên việc phòng trừ ít hoặc không mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và kỹ thuật.
Trong khôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về triệu chứng, tắc hại, đặc điểm sinh học sinh thái và quan điểm phòng trừ nhằm giúp người trồng lúa hiều để chủ động phát hiện và phòng trừ hiệu quả đối với nhện gié hại lúa.
Triệu chứng tác hại: Nhện gây hại bằng cách chích hút nhựa trên nhiều bộ phận của cây lúa như: Bẹ, gân lá, đòng và hạt lúa. Trên bẹ và gân lá vết gây hại thường có hình chữ nhật dài, lúc đầu có màu trắng vàng sau có màu tím và cuối cùng chuyển thành màu thâm nâu như bã trầu, ở giữa thường có một lỗ đục nhỏ. Khi lúa có đòng nhện hút nhựa đòng làm bông lúa trỗ ra có nhiều hạt lép hoặc lép cả bông, bị hại nặng sẽ trổ không thoát, nếu trổ thoát thì hạt bị lép lửng hoặc bị biến dạng, vỏ trấu có màu nâu đen, bên trong vỏ trấu nhụy hoa bị thui đen. Khi mật độ cao nhện bò lên bông lúa hút nhựa và tiếp tục gây lép một số hạt. Ngoài gây hại trực tiếp, nhện gié còn kết hợp với nấm, vi khuẩn gây thối bẹ lem lép hạt, v ết chích hút trở thành nơi để nấm, vi khuẩn lây nhiễm bệnh.
Đăc điểm hình thái: Trưởng thành có màu trắng đục hơi vàng, có 4 đôi chân và di chuyển được, có sự khác nhau rõ rệt giữa đực và cái. Trứng hình ô van; trong suốt; kích thước 129,4 ± 4,3x80 m. Nhện non có 2 đạng (Nhện non di độn và nhện non không di động. Nhện non di động có 3 đôi chân, di chuyển và chích hút gây hại trong bẹ lá, gân lá và hạt. Kích thước 215 ± 22,26 x 94,45 m. Nhện non không di động có 3 đôi chân, ko di chuyển, cơ thể căng tròn, màu trắng đục, kích thước 340 ± 6,81x 88m
Đặc điểm sinh học, sinh thái: Thời gian sống của nhện gié 15,5 – 19,5 ngày; vòng đời 6-9 ngày: trưởng thành trước đẻ trứng 1,5-2,5 ngày, trứng 2-3 ngày, Nhện non 1,5-2 ngày. Trưởng thành đẻ trứng trong mô bẹ lá, bẹ lá hoặc gân của lá, trung bình 24-25 quả/nhện trưởng thành cái. Nhện phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ 280C – 300C, ẩm độ cao trên 90%. Thời điểm có mật độ cao thường trùng với giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Biện pháp phòng trừ: Đây là đối tượng khó phòng trừ, đặc biệt khi nhện đã phát sinh với mật độ cao, bởi trong quần thể luôn tồn tại tất cả các pha (trứng, nhện non di động và không di động, trưởng thành), trong đó pha trứng và pha nhện non không di động ít bị ảnh hưởng bới các loại thuốc BVTV thông thường. Vì vậy để phòng trừ hiệu quả đối với nhện gié cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp trong đó chú trọng tới biện pháp kỹ thuật canh tác, gieo trồng với mật độ vừa phải, bón phân cân đối.
Đối với những vùng thường vùng thường xuyên bị nhện gây hại nặng sau khi thu hoạch nên cày ải phơi đất, vệ sinh dọn sạch lúa chét, cỏ dại để diệt ký chủ phụ và nơi cư trú của nhện.
Luôn giữ đủ nước trên ruộng bởi nhện thich hợp với điều kiện khô, đặc biệt là từ giai đoạn lúa bắt đầu làm đòng đến trỗ bởi đây là giai đoạn nhện phát sinh gây hại nhiều nhất.
Bảo vệ thiên địch tự nhiên trong ruộng lúa có khả năng kiềm chế mật số nhện gié. Nếu điều kiện thuận lơi thì luân canh cây với cây trồng cạn (cây họ đậu) để cắt đứt vòng đời của nhện đồng thời làm tăng độ phì của đất.
Từ giai đoạn lúa bắt đầu làm đòng trở đi là thời điểm nhện thường xuất hiện nhiều, do vây cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phun trừ khống chế mật độ ngay từ thế hệ đầu tiên mới có hiệu quả cao. ,… Có thể sử dụng một số thuốc trừ nhện có hoạt chất như: Hexythiazox, Abamectin, Propargite Comite, Pyridaben,... để phun trừ. Trước khi phun cần đưa nước vào ruộng, tăng lượng nước thuốc để phun ứơt đều phần thân và bẹ lá lúa. Những diện tích lúa đã trỗ không nên tổ chức phòng trừ vì việc phòng trừ sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể.