Châu chấu tre lưng vàng- đối tượng dịch hại nguy hiểm trong sản xuất nông, lâm nghiệp

Thứ hai - 13/05/2024 04:53 574 0
Châu chấu tre lưng vàng là loài sinh vật gây hại nguy hiểm bởi khả năng gây hại, tàn phá khủng khiếp của nó đối với sản xuất. Mặt khác, khả năng di chuyển tốt, khiến diện tích gây hại của châu chấu dễ dàng mở rộng, trong khi việc phòng trừ còn gặp nhiều hạn chế.
Châu chấu tre lưng vàng- đối tượng dịch hại nguy hiểm trong sản xuất nông, lâm nghiệp
Châu chấu tre lưng vàng có tên khoa học là Ceracris kiangsu Tsai (Acrididae; Orthoptera) là loài bản địa tại Việt Nam, hàng năm thường phát sinh, gây tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc miền Trung và có sự di trú qua lại với một số vùng biên giới giáp ranh giữa Việt Nam với Lào, Trung Quốc... Tại Nghệ An, hàng năm châu chấu tre lưng vàng xuất hiện và gây hại trên hầu khắp các huyện trồng tre mét, đặc biệt tại ba huyện: Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ
Đặc điểm hình thái, sinh học của châu chấu tre lưng vàng: Châu chấu trưởng thành màu xanh lá cây, phần bụng hơi vàng; trên lưng có sọc vàng rõ; chiều dài cơ thể 3,1-4,2 cm, châu chấu đực nhỏ hơn chấu chấu cái. Châu chấu non có 5 tuổi, hình dạng giống châu chấu trưởng thành nhưng chưa có cánh và cơ quan sinh sản. Khi mới nở có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu xanh đen và vàng nâu sau 3-4 giờ, kích thước cơ thể dài khoảng 1 cm; tuổi 3 có màu đỏ nâu, lưng màu đen và có sọc giữa lưng màu vàng; tuổi 4, 5 có màu xanh lá cây xen lẫn màu vàng.
chau chau 2
Trưởng thành châu chấu tre lưng vàng

- Châu chấu là loài đa thực, và có xu hướng tập trung thành đàn, kích thước một đàn châu chấu di chuyển thường có khoảng 10.000 con. (khác với châu chấu sa mạc, đàn có thể lên tới hàng triệu con). Mỗi lần di chuyển thường khoảng vài km hoặc vài chục km nếu bay theo gió, trên con đường di chuyển, châu chấu tàn phá cây trồng nông nghiệp lẫn lâm nghiệp như tre, mét luồng, ngô mía… ngay cả trên những cây trồng vốn không phải thức ăn ưa thích của chúng. 
Tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, hàng năm châu chấu tre lưng vàng thường phát sinh, gây hại từ tháng 5 đến tháng 9. Song tại Nghệ An, châu chấu thường phát sinh sớm hơn vào cuối tháng  4 đến tháng 7. Trong các năm từ 2013 đến 2017, châu chấu tre liên tục phát sinh, gây hại trên các rừng mét tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ trong đó có hàng ngàn ha mét, tre, ngô, mía,… bị gây hại xơ trụi gây thiệt hại lớn về sản xuất như: Năm 2015, châu chấu gây hại trên 2.595ha mét, 480ha ngô,mía,lúa…tại Con Cuông, Anh Sơn; năm 2023, châu chấu phát sinh, gây trụlá trên 150 ha mét, 5ha keo và một số diện tích mía, ngô… gần rừng mét tại xã Nghĩa Bình huyện Tân Kỳ.
chau chau 3
Châu chấu tre lượng vàng gây hại trên mét tại xã Nghĩa Bình huyện tân kỳ năm 2023
 
Tuy là loài bản địa, phát sinh hàng năm, được tổ chức phòng trừ liên tục nhưng  quá trình phòng trừ châu chấu tre lưng vàng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả phòng trừ chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do: Ngoài diện tích mét, châu chấu còn đẻ trứng ở trong rừng giang, nứa có địa hình khó khăn, hiểm trở. Từ tuổi 3 trở đi, chúng có khả năng di chuyển mạnh, trưởng thành có thể dich chuyển xa. Vùng rừng mét ở Nghệ An nhiều nơi phân bố gần nguồn nước, trang trại, khu vược chăn thả gia súc,.... nên các việc sử dụng thuốc BVTV tập trung, trên diện rộng còn gặp nhiều trở ngại.
Để tổ chức phòng trừ hiệu quả đối với châu chấu tre lưng vàng  cần sự phối kết hợp đồng bộ, hiệu quả cao giữa các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và các chủ rừng trong công tác điều tra phát hiện sớm, dự tính dự báo chính xác để tổ chức bao vây phun trừ kịp thời, hiệu quả ngay khi châu chấu mới nở, đang co cụm và ít di chuyển.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hồng Nhung - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây