Sâu đo, mỗi đe dọa mới đối với rừng keo nguyên liệu tại Nghệ An

Thứ hai - 20/05/2024 22:17 260 0
Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2024, sâu đo lần đầu tiên đã đã phát sinh với mật độ cao, gây hại nặng trên một số lâm phần keo nguyên liệu tại xã Nghĩa Hành huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An, trong đó có trên 30 ha keo từ 2 – 4 năm tuổi bị sâu gây trụi lá hoàn toàn.
Rừng keo 3 - 4 năm tuổi vị sâu đo gây hại nặng tại xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Rừng keo 3 - 4 năm tuổi vị sâu đo gây hại nặng tại xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2024, sâu đo lần đầu tiên đã đã phát sinh với mật độ cao, gây hại nặng trên một số lâm phần keo nguyên liệu tại xã Nghĩa Hành huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An, trong đó có trên 30 ha keo từ 2 – 4 năm tuổi bị sâu gây trụi lá hoàn toàn. Đến tháng 5/2024 sâu lứa 2 tiếp tục phát sinh gây hại với mật độ cao và mở rộng sang rừng keo ở các xã khác của huyện Tân Kỳ.
Theo các tài liệu nghiên cứu thì sâu đo hại keo trên địa bàn huyện Tân Kỳ có tên khoa học Biston suppressaria Guenée, thuộc họ sâu đo (Geometridae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là loài có phạm vi phân bố rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng keo nguyên liệu tập trung ngày càng lớn và sâu đo có xu hướng lựa chọn cây keo làm thức ăn và đang trở thành loài dịch gây hại nặng trên keo. 
Sâu đo Biston suppressaria có các đặc điểm hình thái và phát sinh gây hại ở các pha phát triến như sau:
Trưởng thành:
- Trưởng thành cái có chiều dài từ 5,81 đến 6,25cm, sải cánh rộng 60 - 70mm, râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép màu đen, cánh màu trắng phớt xám, mặt dưới cánh trước có những chấm nhỏ màu đen.  Trưởng thành đực nhỏ hơn trưởng thành cái, chiều dài từ 4,32cm đến 4,98cm, sải cánh rộng 40 - 50mm, râu đầu hình răng lược kép, cánh màu trắng hơi xám có chấm nhỏ màu đen, cánh trước và cánh sau viền mép cánh màu nâu vàng, mặt sau cánh trước có một điểm tròn màu đen to.
- Trưởng thành vũ hoá  tập trung chủ yếu từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Ngay sau khi vũ hóa, trưởng thành cái tiết chất dẫn dụ sinh dục, để ghép đôi. Sau khi giao phối xong con cái tìm nơi đẻ trứng, vị trí đẻ trứng thường ở thân cây. Trứng được đẻ thành đám thường từ 168 - 450 trứng, thời gian trứng nở tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống.
truong thanh sau do
Trưởng thành sâu đo hại keo Biston suppressaria

Trứng: Màu xanh lơ sau chuyển màu xám đen.
trung sau do
Trứng sâu đo Biston suppressaria hại ke

Sâu non: 
- Có 5 tuổi, 3 đôi chân ngực, 2 đôi chân bụng; cơ thể có màu xám phớt xanh. Hai bên sườn có lỗ thở màu đỏ nằm nổi bật trên mỗi đốt, riêng chấm ở đốt ngực thứ nhất màu nhạt hơn (màu cam nhạt), đầu xẻ rãnh chia làm 2 thùy, mặt trước đầu lõm hình tam giác, đuôi màu nâu đỏ có 3 gai thịt nhọn, mặt trên đuôi có các đốm trắng nhỏ. Chân ngực và chân bụng màu đỏ cam.
- Sâu non sau khi nở bò lên ngọn để ăn lá non và ăn từ đầu lá vào gốc lá, sâu non từ tuổi 2 đến tuổi 5 ăn các lá bánh tẻ và hại từ đỉnh ngọn cây xuống dưới tán. Sâu non thường hoạt động mạnh vào ban ngày, khi đẫy sức sâu bò theo thân cây xuống đất ở độ sâu 2,5 - 5,0cm để hóa nhộng xung quanh gốc cây.
sau non sau do
Sâu non sâu đo Biston suppressaria hại keo

Nhộng: Màu nâu đen, dài 20 - 23mm, rộng 9,0mm, đuôi nhộng có gai nhọn đầu gai chẻ làm hai, có ba đôi lỗ thở trên thân, đầu có hai gờ ở trên và hai gai ở dưới, nhộng cái có kích thước lớn hơn nhộng đực.
Biện pháp phòng trừ
nhong sau do
Nhộng sâu đo Biston suppressaria 

- Điều tra phát hiện kịp thời sự phát sinh, mức độ gây hại của sâu để có biện pháp phòng trừ phù hợp. Thời gian điều tra từ tháng 2, 3 đối với sâu lứa 1, tháng 4, 5 đối với sâu lứa 2 và tháng 6 đối với sâu lứa 3.
- Thực hiện phòng trừ khi sâu có mật độ cao, có khả năng gây trụi lá bằng các biện pháp sau:. 
+ Biện pháp lâm sinh: Áp dụng thường xuyên các biện pháp chăm sóc và vệ sinh rừng theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành. Với rừng từ 3 năm tuổi trở lên tiến hành vệ sinh thực bì toàn diện, hạn chế lớp thảm khô quanh gốc cây.
+ Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis như: Bitadin WG, Delfin WG, Thuricide HP, Enasin 32WP,... hoặc các thuốc có hoạt chất nguồn gốc sinh học như: Abametin, Emamectin benzoate,... theo liều khuyến cáo để phun trừ sớm khi đa số sâu non ở tuổi 1 đến tuổi 3. Do cây rừng có tán cao nên để đảm bảo hiệu quả, khi phun thuốc các địa phương, các chủ rừng cần phối hợp để sử dụng máy phun bột hoặc drone để phun rải đều lên toàn bộ tán lá.
- Trong thời gian tới các đơn vị chuyên môn cần tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại cũng như biên pháp phòng trừ để chủ động trong phát hiện và phòng trừ hiệu quả đối với sâu đo hai keo trên địa bàn.
 

Tác giả bài viết: Ths. Trịnh Thạch Lam - Phòng Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây