BÁO CÁO
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng
(từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 05 năm 2022)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết: Nhiệt độ trung bình: 270C, độ ẩm trung bình: 60 – 70%. Trong kỳ, trời nhiều mây, có nơi mưa to đến rất to.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
- Cây lúa: Lúa Hè thu giai đoạn mạ (575ha), lúa mới gieo (1.676 ha), cấy (1,240 ha).
- Cây ngô Hà thu: Tổng diện tích 430 ha, thời kỳ cây con.
- Cây lạc: Tổng diện tích gieo trồng 9.746,6 ha, giai đoạn phát triển củ - thu hoạch.
- Cây rau: Tổng diện tích 414 ha giai đoạn cây con – thu hoạch
- Cây vừng: Tổng diện tích 497 ha giai đoạn cây con
- Cây có múi: Tổng diện tích trên 9.000 ha giai đoạn phát triển quả.
- Cây sắn: Tổng diện tích 11.000 ha, giai đoạn cây con, phát triển củ.
- Các cây trồng khác như: Cây chè 10.567 ha, thông 27.000 ha, keo 140.000 ha,...
II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU
a. Cây lúa
* Lúa vụ Xuân: Thu hoạch được trên 69.000 ha, các đối tượng sâu bệnh gây hại cục bộ.
* Lúa vụ Hè thu: Toàn tỉnh đã gieo mạ, gieo thẳng, cấy được 3.490,7 ha (trong đó mạ 574,7 ha, gieo thẳng 1.676 ha, cấy 1.240 ha). Trên mạ bệnh đạo ôn lá xuất hiện gây hại cục bộ trên các giống như TBR 225, BC 15,…tại huyện Diễn Châu; rầy các loại phát sinh gây hại cục bộ với mật độ nơi cao 20 – 30 con/m2.
b. Cây ngô: Các đối tượng khác như: Bệnh đốm lá, khô vằn, rệp cờ, sâu keo mùa thu, sâu xám, chuột, sâu cắn lá... phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ.
c. Cây lạc: Bệnh thối gốc, đốm lá, sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá gây hại nhẹ, cục bộ.
d. Cây mía: Bệnh chồi cỏ: Tổng diện tích nhiễm bệnh 545,2 ha tập trung chủ yếu tại huyện Tân Kỳ và Quỳ Hợp. Các đối tượng khác: Bệnh đỏ lá mía, rệp xơ trắng phát sinh gây cục bộ ở mức độ nhẹ.
e. Cây có múi: Các đối tượng sâu bệnh gây hại chính như: Bệnh Greening nhiễm 550 ha; Bệnh vàng lá 136 ha; Thán thư 98 ha; Bệnh ghẻ 108 ha, Nhện đỏ 85 ha, Bọ trĩ 95 ha...
g. Cây rau: Các đối tượng như: Bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, thối gốc, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh, ... phát sinh gây hại cục bộ trên các vùng trồng rau.
h. Cây sắn: Bệnh khảm lá phát sinh gây hại trên 4.072,4 ha sắn thời kỳ cây con – phát triển củ tại các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, ... trong đó có 2.413,5 ha nhiễm nặng. Tỷ lệ bệnh nơi cao 30 - 50%, cá biệt > 80% cây bị hại.
i. Các cây trồng khác như: Cà phê, cao su, dứa... sâu, bệnh gây hại nhẹ, cục bộ.
III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
3.1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
a. Cây lúa: Theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại trên mạ, lúa mới gieo cấy; đặc biệt tập trung các đối tượng như: Rầy lưng trắng, chuột, ốc bươu vàng,...
b. Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên ngô thời kỳ cây con đến trỗ cờ. Các đối tượng khác như: sâu cắn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn … phát sinh gây hại cục bộ.
c. Cây lạc: Bệnh đốm lá, thối gốc, sâu xanh sâu khoang, sâu cuốn lá ... tiếp tục phát sinh gây hại trên cây lạc.
d. Cây mía: Bệnh chồi cỏ: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng nguyên liệu mía. Các đối tượng khác như: Sâu đục thân, bệnh đốm đỏ lá, rệp sáp, rệp xơ trắng… tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ tại một số vùng.
e. Cây có múi: Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét, bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, nhện, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, ... tiếp tục phát sinh gây hại chính trên các vùng trồng cam.
f. Cây rau: Bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, mốc sương, thối gốc, bệnh khô đầu lá hành, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh, chuột, dòi đục lá... tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ.
g. Cây sắn: Bệnh khảm lá sẽ tiếp tục phát sinh gia tăng đặc biệt trên những diện tích sử dụng giống không đảm bảo sạch bệnh.
h. Các cây trồng khác như: Cà phê, cao su, dứa,…sâu, bệnh gây hại nhẹ.
3.2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
a. Cây lúa:
- Tập trung chỉ đạo nông dân tiến hành thu hoạch lúa nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Sau thu hoạch khẩn trương cày lật, lồng đất để vùi rơm rạ sớm, kết hợp xử lý các chế phẩm sinh học để rơm rạ phân hủy nhanh hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ Hè thu – Mùa và hạn chế nguồn sâu bệnh tồn trên đồng ruộng. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại chính khi cần thiết.
- Đối với rầy và bệnh lùn sọc đen Phương Nam: Thường xuyên thu mẫu rầy lưng trắng ở thời kỳ cuối vụ Xuân, đầu vụ Hè thu, Mùa để giám định vi rút lùn sọc đen Phương Nam. Khuyến cáo nông dân thực hiện xử lý hạt giống bằng các thuốc xử lý hạt giống có chứa hoạt chất trừ rầy như: Thiomethoxam, Dinotefuran, Imidacloprid,.... để hạn chế rầy gây hại và truyền bệnh. Tổ chức trừ rầy trên những diện tích mạ có xuất hiện rầy lưng trắng gây hại bằng các loại thuốc có hoạt chất như: Triflumezopyrim, Pymetrozine, Dinotefuran, Clothianidin;… để phòng trừ rầy xâm nhập gây hại và truyền bệnh lùn sọc đen.
- Đối với ốc bươu vàng:
+ Áp dụng các biện pháp thủ công như: Tạo các rãnh nhỏ xung quanh ruộng, khi tháo nước, ốc tập trung xuống rãnh để thu gom. Cắm que cọc rải rác trong ruộng để ốc leo lên đẻ trứng sau đó thu trứng. Dùng lưới mắt cáo bằng kim loại, lưới nilon có lỗ nhỏ chặn cống dẫn nước vào ruộng để ngăn ốc từ bên ngoài xâm nhập.
+ Biện pháp dùng thuốc hóa học: Thuốc trừ ốc bươu vàng độc đối với động vật thủy do đó chỉ sử dụng khi mật độ ốc cao. Khi sử dụng thuốc hóa học cần đắp bờ không để nước trong ruộng chảy ra mương máng trong ít nhất 3 ngày. Không phun thuốc gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Sử dụng các thuốc như: Metaldehyde (Boxer 15GR, Anhead 12 GR, Bolis 12GB,...), Metaldehyde + Niclosamide (Starpumper 800WP,...)
b. Cây ngô: Sâu keo mùa thu: Theo dõi và khuyến cáo nông dân phun trừ trên những diện tích ngô có mật độ sâu non cao (từ 2 – 3 con/m2 trở lên) bằng các loại thuốc có hoạt chất: Indoxacarb, Lufenuron, Spinetoram, Emamectin benzoate... phun theo liều khuyến cáo, phun vào nõn cây ngô, khi đa số sâu ở tuổi 1– 3.
c. Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ: Hướng dẫn nông dân thực hiện phương án pḥòng trừ bệnh bệnh chồi cỏ đã được Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.
d. Trên cây có múi: Thực hiện các biện pháp chăm sóc thời kỳ quả non. Theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại chính như: Nhện nhỏ, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bệnh greening, vàng lá thối rễ, thán thư, bọ trĩ, bệnh loét, sẹo,….
e. Cây rau: Hướng dẫn phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Trong phòng trừ ưu tiên các biện pháp kỹ thuật canh tác, sinh học, vật lý cơ giới. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học chỉ áp dụng khi mật độ cao, các biện pháp khác ít mang lại hiệu quả. Sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách li trước khi thu hoạch.
f. Cây sắn: Tăng cường điều tra, giám sát đồng ruộng để phát hiện, khoanh vùng và phòng trừ triệt để trên những diện tích sắn bị bệnh khảm lá theo hướng dẫn tại công văn số 4361/SNN-QLKTKHCN ngày 22/11/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
g. Cây trồng khác: Theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng chính gây hại trên các cây trồng khác như, dứa, cà phê... để hạn chế sự phát sinh gây hại ra diện rộng./.