CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH NGHỆ AN
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH NGHỆ AN
Nghe An Crop Production and Plant Protection Sub Department
Sản xuất Ngô trên đất lúa khó khăn và giải pháp
Thứ ba - 14/11/2023 03:221.0610
Ngô là cây lương thực đứng sau lúa ở Nghệ An, với diện tích sản xuất mỗi năm khoảng 55.000ha được gieo trồng trong 3 vụ chính (Xuân, Hè thu và Đông), tập trung diện tích nhiều ở vùng đất bãi dọc theo Sông Lam (Anh Sơn, Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn,…đất vùng ven biển Diễn Châu, Nghi Lộc,…vùng bãi trung du các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ hợp,…vùng núi cao Kỳ sơn, Tương Dương,…). Trong diện tích sản xuất Ngô có diện tích sản xuất trên đất 2 lúa ở vụ Đông với diện tích có thời kỳ lên đến trên 10.000ha, hiện nay chỉ còn 3.000 – 4.000ha. Thời gian gần đây một số địa phương như: Quỳ Hợp, Nam Đàn,…đã gieo trồng Ngô trên đất Lúa ở vụ Hè thu (gọi vụ “Ngô Hè thu” – “Thu đông”) từ diện tích Lúa không có nước để gieo trồng Lúa vụ Hè Thu – Mùa kết quả bước đầu khá tốt. Bài viết này mang tính gợi mở đề cập đến việc sản xuất Ngô trên đất Lúa (có thể gọi là vụ Ngô Hè thu, Thu đông) với những khó khăn và giải pháp để các địa phương tham khảo, thực hiện. 1, Qũy đất sản xuất Ngô trên đất Lúa vụ “ Hè thu, Thu đông”: Do tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây sản xuất vụ Hè thu ở Nghệ An phải đối mặt với những đợt nắng nóng khốc liệt, kéo dài làm cho nguồn nước các Hồ, Đập, Sông,…không đủ tưới để gieo trồng Lúa vụ Hè thu (theo thống kê các địa phương vài năm gần đây có khoảng 5.000ha không có nước để gieo trồng lúa). Thực tế trên, diện tích này bắt buộc các địa phương phải chủ động không gieo cấy lúa (bỏ không), trong đó một số diện tích để tự nhiên (chăn thả Trâu, Bò, Vịt,…), một số diện tích lúa lên tái sinh từ gốc rạ (còn gọi là lúa chét) vẫn cho thu hoạch với năng suất từ 50 – 100kg/sào, cá biệt có ruộng đến 150 kg/sào tùy vào loại giống, phương pháp gặt và có tác động kỹ thuật hay không. Thời gian lúa chét trên đồng khoảng 60 – 70 ngày (nếu thu hoạch lúa xuân từ 10 – 20/5 thì thu hoạch lúa chét kết thúc trước 30/7,…). Như vậy đối với diện tích này (khoảng 5.000ha) có thể tiến hành gieo trồng ngô (Hè thu, Thu Đông từ cuối tháng 6, tháng 7 đến đầu tháng 8 để cho thu hoạch vào tháng 10, 11. (Nếu trồng Ngô sinh khối trung bình 1ha cho năng suất 30tấn X 500 ha = 15.000tấn; 1.000ha X 30tấn/ha = 30.000tấn. Nếu trồng Ngô lấy hạt trung bình 1ha cho năng suất 3,8tấn/ha X 500ha = 1.900 tấn; 1.000ha X 3,8tấn/ha = 3.800 tấn). Làm đất trồng Ngô trên đất Lúa ở Nam Anh – Nam Đàn (T8/2023) 2, Trồng Ngô trên đất lúa ở thời vụ này gặp khó khăn gì? Sản xuất nông nghiệp là xí nghiệp sản xuất ngoài trời nên vụ nào cũng gặp những khó khăn nhất định, đối với Ngô vụ “Hè thu, Thu Đông” trên đất Lúa bước đầu xác định có một số khó khăn chính sau: - Về thời vụ: Thực tế chưa có cơ cấu trong lịch thời vụ gieo trồng ở Nghệ An, đến nay một số địa phương, bà con nông dân mới tự sản xuất, nên chưa có kinh nghiệm cũng như sự chỉ đạo và hướng dẫn của chính quyền và cơ quan chuyên môn. - Về thời tiết: Đầu vụ thời tiết nắng nóng nên công tác làm đất gặp khó khăn (tháng 6,7,) trong điều kiện nhân lực lao động thiếu, già hóa. Sang tháng 9,10 khi Ngô đã lớn, trỗ cờ có thể gặp Mưa to, Bão, Lốc,…ảnh hưởng đến sinh trưởng Ngô. - Về tiêu thụ: Vì chưa có tiền lệ sản xuất thường niên nên chưa hình thành chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm, nhất là việc sản xuất Ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi. - Về dịch hại: Diện tích này đa số cao, cồn vệ, gần làng,…lại không tập trung nên nếu gieo trồng ngô thì dễ bị chuột gây hại, sâu keo mùa thu, sâu đục thân,… - Giá các loại vật tư đầu vào (Giống, phân bón, Thuốc BVTv, Công lao động,…) hiện nay vẫn cao tác động đến hiệu quả sản xuất. Ngô vụ “Thu đông” trên đất Lúa ở Nam anh – Nam Đàn (sau trồng 54 ngày) 3, Đề xuất giải pháp: - Một: Trước hết từ cán bộ đến người dân cần có nhật thức rõ là phải làm gì trên diện tích vụ Hè thu không gieo cấy được Lúa này để sản xuất cây trồng khác như (ngô,…) nhằm giảm diện tích đất bỏ không (hay được gọi là bỏ hoang) để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cho người dân và sản phẩm cho xã hội. - Hai: Các địa phương cần bố trí các mô hình sản xuất ngô “Hè thu hoặc Thu đông” trên đất không có nước sản xuất Lúa Hè thu (thời vụ có thể trong tháng 6, 7 với đất không để lúa chét, trong tháng 8 với đất có lúa chét,..) để đánh giá, tổng kết, làm điểm, nếu có hiệu quả thì sẽ đưa vào cơ cấu thời vụ để chỉ đạo sản xuất hàng năm. - Ba: Để hạn chế sâu keo mùa thu việc lựa chọn giống Ngô chuyển gen là tốt nhất để gieo trồng nhằm giảm thiểu chi phí BVTV và thiệt hại; Nên trồng Ngô sinh khối nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển ngô ở trên đồng để né tránh thời tiết xấu ở thời kỳ thu hoạch; Khi trồng nên khoanh vùng tập trung để có biện pháp phòng trừ Chuột (vây nilon, bẫy, thuốc,…); Thường xuyên kiểm tra đồng để phòng trừ các đối tượng dịch hại khác. - Bốn: Chủ động liên kết với các doanh nghiệp, HTX,…để bao tiêu sản phẩm nhất là việc trồng Ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi (rút ngắn được từ 15 – 20 ngày). - Năm: Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp hỗ trợ chính quyền trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiên,..; Hỗ trợ Các HTX, doanh nghiệp, cá nhân,…liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân; Hỗ trợ bà con nông dân (bằng tiền) để họ chủ động trong việc làm đất, mua giống, phân bón, thuốc BVTV,…/. Nguyễn Đình Hương